Là người chịu trách nhiệm lãnh đạo và hướng dẫn đội ngũ nhân viên bán hàng trong một doanh nghiệp. Họ đặt mục tiêu & hạn ngạch bán hàng, xây dựng kế hoạch bán hàng, phân tích dữ liệu, chỉ định đào tạo bán hàng và khu vực bán hàng, cố vấn cho các thành viên trong nhóm bán hàng của họ và tham gia vào quá trình tuyển dụng và sa thải.
Là người chịu trách nhiệm lãnh đạo và hướng dẫn đội ngũ nhân viên bán hàng trong một doanh nghiệp. Họ đặt mục tiêu & hạn ngạch bán hàng, xây dựng kế hoạch bán hàng, phân tích dữ liệu, chỉ định đào tạo bán hàng và khu vực bán hàng, cố vấn cho các thành viên trong nhóm bán hàng của họ và tham gia vào quá trình tuyển dụng và sa thải.
Ngoài các kỹ năng cơ bản trong quản lý, các CCO cũng đòi hỏi các kỹ năng mềm trong quá trình xây dựng mối quan hệ với nhân viên, cấp trên hoặc đồng cấp, khách hàng và đối tác.
Một Giám đốc Kinh doanh luôn phải chú trọng ngôn từ trong việc thúc đẩy các nhân viên làm việc hiệu quả, biết lắng nghe và giải quyết các khó khăn khi cần. Không chỉ vậy, kỹ năng đàm phán sẽ trở nên quan trọng hơn khi CCO phải cùng các Giám đốc khác lên mục tiêu kinh doanh và hỗ trợ những đối tác hoặc khách hàng cao cấp.
Là một Giám đốc Kinh doanh, việc xác định mục tiêu doanh số và dự báo xu hướng thị trường đóng vai trò quan trọng. Đây là bước đầu giúp CCO dựa vào để tổ chức công việc và phân công việc làm cho nhân viên.
Một nhân viên trước khi đưa ra quyết định phải thông qua sếp của mình. Nhưng với các Giám đốc thì việc tự đưa ra quyết định là kỹ năng cần thiết và then chốt. Vì vậy, Giám đốc kinh doanh phải luôn đánh giá vấn đề kỹ lưỡng, trước khi đưa ra lời giải cuối cùng. Bởi một khi bạn đưa ra quyết định sai lầm, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành của doanh nghiệp.
Việc truyền cảm hứng và tạo động lực làm việc cho nhân viên luôn thúc đẩy hiệu quả công việc tốt nhất. Việc này đòi hỏi các Giám đốc Kinh doanh phải luôn tôn trọng và tin tưởng nhân viên của mình, cho họ cơ hội để phấn đấu và hoàn thành mục tiêu kinh doanh cũng như mục tiêu phát triển sự nghiệp của họ.
Làm việc với khách hàng khó tính nhất và giải quyết những khó khăn cho cấp dưới là điều không hề dễ dàng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng đối với Giám đốc Kinh doanh. Bởi vậy mà khi nhắc đến các CCO, chúng ta thường nhắc đến một “cái đầu lạnh” trong việc giải quyết bất kỳ vấn đề gì.
Thế giới đang dần thay đổi theo các xu hướng công nghệ mới đòi hỏi các CCO phải luôn cập nhật. Các phần mềm quản lý, các công cụ hỗ trợ cho công việc cũng sẽ giúp bạn quản lý thời gian theo hướng hiệu quả hơn.
Yếu tố được đào tạo bài bản là yêu cầu rõ ràng để trở thành một CCO tiềm năng. Đó là lý do mà các Khóa học đào tạo cấp cao ra đời nhằm đáp ứng xu thế tất yếu này. Khóa học Giám đốc Kinh doanh CCO của IABM được thiết kế bởi các chuyên gia hàng đầu của Viện kết hợp với Hiệp hội các nhà quản lý Anh Quốc-AMA. Thông qua khóa học, học viên sẽ phát triển thêm khả năng lãnh đạo, quản lý chiến lược kinh doanh, chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Bạn quan tâm đến Khóa học Giám đốc Kinh doanh CCO của IABM vui lòng tham khảo thêm thông tin tại đây.
Một phần nhỏ trong số các công việc hàng ngày của một trưởng phòng kinh doanh là lập kế hoạch, điều tra và phân tích thị trường để lên kế hoạch cho chiến dịch quảng bá sản phẩm mới. Bên cạnh đó họ cũng là người tiếp nhận và kiểm chứng tất cả các thông tin. Vì vậy quan trọng là phải có kỹ năng phân tích, móc nối các sự kiện, thông tin có liên quan với nhau để đưa ra các kết luận và tìm ra hướng đi cụ thể có lợi nhất cho việc quảng bá các sản phẩm.
Trưởng phòng kinh doanh hay trưởng phòng phát triển kinh doanh là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch chuẩn bị cho các chiến dịch quảng bá các sản phẩm tiếp theo. Hơn ai hết họ phải là người hiểu rõ và nắm bất tâm lý khách hàng của mình. Một chiến dịch marketing có thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố quan trọng nhất vẫn là đánh trúng tâm lý khách hàng. Có thể nói đây là một kỹ năng mềm vô cùng quan trọng mà mỗi người đảm nhiệm việc làm trưởng phòng kinh doanh đều phải nắm được.
Bên cạnh đó, một trưởng phòng kinh doanh còn phải có kỹ năng lắng nghe để tiếp thu ý kiến, đề xuất của nhân viên kinh doanh một cách cẩn thận. Đừng quên đưa ra ý kiến của bản thân, đánh giá những mặt tích cực và mặt hạn chế của từng kế hoạch mà nhân viên vạch ra, từ đó họ có thể đưa ra những hướng đi khả thi nhất, biết khơi dậy phát huy sáng tạo tính thông minh và nhạy bén của nhân viên của mình.
Để xây dựng niềm tin và giữ chân khách hàng của mình đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có các chiến lược dịch vụ khách hàng. Không ai khác, bộ phận marketing sẽ đảm nhận và chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược này.
Khách hàng không muốn bị bỏ rơi sau khi mua hàng của bạn, cái họ cần nữa là được trợ giúp và giải đáp các thắc mắc, vấn đề mà họ đang gặp phải. Với vai trò một trưởng phòng kinh doanh, bạn phải vạch ra và định hướng các dịch vụ cho các sản phẩm của doanh nghiệp của mình tốt nhất, làm sao để phản hổi từ phía khách hàng đều cảm thấy hài lòng, đánh giá dịch vụ tốt.
Ngoài báo cáo kế hoạch, tiến độ công việc với cấp trên, trưởng phòng kinh doanh còn là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch marketing, quảng bá sản phẩm. Vì vậy kỹ năng tiếp theo đòi hỏi một trưởng phòng kinh doanh phải có khả năng lập kế hoạch.
Bên cạnh đó trưởng phòng kinh doanh cũng là người giám sát, phân tích số liệu và tổng kết doanh số đạt được của từng nhân viên cũng như chịu trách nhiệm quản lý các dự án, chiến dịch marketing. Các nhiệm vụ này đòi hỏi người làm phải có kỹ năng tổ chức để sắp xếp các công việc một cách hợp lý.
Chìa khóa để trở thành một trưởng phòng kinh doanh giỏi nằm ở kỹ năng lãnh đạo. Kỹ năng lãnh đạo ở đây bao gồm cả kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết các xung đột, xích mích giữa các thành viên trong nhóm, khả năng giao tiếp và thuyết trình, động viên nhân viên cấp dưới của mình ngay cả trong những trường hợp xấu nhất.
Có được những kỹ năng ở trên chắc chắn bạn đã có được đầy đủ các yếu tố để trở thành nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp. Không những có kỹ năng chuyên môn giỏi mà còn là một người quản lý, lãnh đạo có năng lực được cấp dưới của mình tin tưởng.
Nhiệm vụ trước hết của một CCO là tìm kiếm khách hàng mục tiêu và chuyển đổi họ thành khách hàng mua hàng của doanh nghiệp. Lúc này các CCO phải vận dụng mọi kỹ năng để đưa ra cho khách hàng thấy được điểm nổi bật, lợi ích của sản phẩm. Từ đó, người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định mua hay không.
Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, CCO cũng là một nguồn thông tin quan trọng để đánh giá và đo lường được hiệu quả. Ngoài ra, CCO còn có vai trò trong việc kết nối với các đối tác quan trọng của doanh nghiệp. thể hiện uy tín và lợi thế của công ty trước khách hàng. Đây là cơ sở tạo nên hình ảnh thương hiệu trong việc cạnh tranh thị phần hiện nay.
Khóa học Trưởng phòng kinh doanh do Tiến sĩ Đào Xuân Khương thiết kế và giảng dạy, hướng đến mục tiêu cuối cùng giúp học viên cách thức để tăng doanh số bán hàng.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trưởng phòng kinh doanh, bạn sẽ tự trả lời được các câu hỏi:
Giám đốc Kinh doanh luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc phát triển, thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp và chăm sóc khách hàng mục tiêu. Vì vậy để trở thành một CCO, bạn phải nỗ lực trang bị kỹ năng và trau dồi kinh nghiệm thiết yếu để đáp ứng yêu cầu của vị trí này.
Giám đốc Kinh doanh – Chief Customer Officer có vai trò đặc biệt quan trọng trong một công ty và chỉ đứng sau Giám đốc điều hành-CEO. CCO là người vận hành các hoạt động tiêu thụ phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp giúp cho doanh thu và tiềm lực của doanh nghiệp gia tăng. CCO không chỉ là một chức vụ lớn và có tầm ảnh hưởng quyết định trong doanh nghiệp, mà còn đòi hỏi phải được đào tạo bài bản để đi tới thành công.