Luật Kinh tế là bộ luật gồm các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu nhân lựa của ngành này rất lớn. Chỉ xét riêng các chức danh tư pháp Việt Nam, lĩnh vực này cần khoảng 13.000 luật sư (theo thông tin ước tính của Bộ Tư pháp). Do đó, trong mùa tuyển sinh năm nay, ngành Luật Kinh tế đã thu hút rất nhiều bạn học sinh đăng ký.
Luật Kinh tế là bộ luật gồm các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu nhân lựa của ngành này rất lớn. Chỉ xét riêng các chức danh tư pháp Việt Nam, lĩnh vực này cần khoảng 13.000 luật sư (theo thông tin ước tính của Bộ Tư pháp). Do đó, trong mùa tuyển sinh năm nay, ngành Luật Kinh tế đã thu hút rất nhiều bạn học sinh đăng ký.
Học tập trong một môi trường quốc tế giúp sinh viên nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp. Giao tiếp hiệu quả trong tiếng Anh và các ngôn ngữ quốc tế khác là yếu tố quan trọng trong công việc liên quan đến luật kinh tế, đặc biệt khi làm việc với các đối tác và khách hàng quốc tế.
Khi trở thành một sinh viên ngành luật kinh tế, các bạn sẽ được chuẩn bị hành trang đầy đủ để có thể ứng dụng, làm việc thực tiễn. Và để trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết đó, sinh viên sẽ được học những môn học sau:
Luật hành chính sẽ đào tạo, cung cấp hiểu biết cho sinh viên về các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động và quản lý hành chính nhà nước. Từ đó, các bạn sẽ hiểu rõ cách vận hành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính.
Luật dân sự sẽ cung cấp kiến thức về những quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân. Bao gồm một số các nguyên tắc cơ bản như: chế định tài sản và quyền sở hữu; chế định nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, chế định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự,..
Luật hiến pháp sẽ giúp sinh viên hiểu được cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và quyền công dân. Đồng thời, mọi người sẽ được học về pháp luật trong việc điều chỉnh những quan hệ cơ bản của tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quyền và nghĩa vụ của công dân, chế độ bầu cử,…
Luật kinh doanh là một ngành trong nhóm ngành luật kinh tế, cung cấp kiến thức về luật pháp liên quan đến kinh tế và kinh doanh. Ngành này có tỉ lệ việc làm cao nhất trong nhóm ngành luật. Con đường sự nghiệp cho sinh viên ngành này rất rộng mở.
Luật cạnh tranh cung cấp kiến thức cho sinh viên về các quy phạm pháp luật điều chỉnh về những hành vi cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thương trường thông qua các bài giảng.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được học và đào tạo về Luật tài chính, Luật môi trường, Luật đầu tư, Luật kinh doanh quốc tế,,..
Ngoài được học những kiến thức cơ sở của khối ngành kể trên, các bạn còn được trau dồi khả năng ngoại ngữ cùng nhiều môn học liên quan khác trong suốt chương trình đào tạo. Khi trở thành sinh viên chuyên ngành luật kinh tế, các bạn còn được rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên ngành. Chính nhờ đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tự tin với nghiệp vụ để xử lý các công việc thực tiễn.
Ngành Luật Kinh tế thường có 5 tổ hợp xét tuyển sau tại các trường Đại học, Cao đẳng:
Ngoài ra, một số trường đại học còn tuyển sinh ngành Luật Kinh tế theo 3 tổ hợp môn khác như:
Thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các trường đại học để lựa chọn tổ hợp môn phù hợp.
Bạn có thể tham khảo điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế năm 2023 của một số trường Đại học sau đây.
Sinh viên ngành luật kinh tế học một loạt các môn học liên quan đến lĩnh vực kinh tế và pháp luật. Các môn học cơ bản bao gồm:
Biết được luật kinh tế là gì rồi, giờ đây chúng ta sẽ nói về vấn đề học luật kinh tế ra làm gì?
Học luật kinh tế không chỉ đơn thuần là việc thu thập kiến thức pháp lý, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp và thách thức kinh tế trong xã hội. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành luật kinh tế có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và đa dạng.
Vị trí đầu tiên phải nói đến khi hỏi “học luật kinh tế ra làm gì?” chính là luật sư kinh tế.
Chúng ta có thể trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực luật kinh tế. Với kiến thức về các quy tắc và quyền lực pháp lý liên quan đến kinh tế, họ có thể tư vấn và đại diện cho doanh nghiệp và cá nhân trong các vụ tranh chấp kinh tế, thương mại quốc tế, đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Trở thành luật sư kinh tế đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các quy định pháp luật và khả năng áp dụng linh hoạt trong các tình huống pháp lý phức tạp.
Hiện nay có rất nhiều ngành học xu hướng nổi lên. Tuy nhiên, ngành luật kinh tế vẫn là một lựa chọn mà các tân sinh viên không nên bỏ qua. Để hiểu tại sao nên theo học chuyên ngành này thì đây chính là lý giải chi tiết.
Chắc hẳn sau khi tìm hiểu đến đây, nhiều bạn sẽ thắc mắc học luật kinh tế ra trường sẽ làm gì và trong lĩnh vực nào. Để biết đâu là công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp, mọi người có thể tham khảo thông tin chi tiết dưới đây.
Xem thêm: Ngành luật kinh tế thi khối nào? Các tổ hợp môn xét tuyển.
Có nhiều lý do nên chọn học ngành Luật Kinh tế. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến.
Ngành Luật Kinh tế là một ngành học sở hữu các kiến thức sâu rộng. Giúp sinh viên hiểu được bản chất của các hoạt động kinh tế, các quy luật kinh tế. Và những tác động của chính sách kinh tế đối với đời sống xã hội.
Kiến thức sâu rộng về Luật Kinh tế giúp sinh viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến như:
Ngành học không bao giờ lỗi thời
Những hoạt động thương mại hay kinh doanh phát triển không ngừng theo xã hội. Chính vì vậy, các vấn đề pháp lý trong kinh doanh ngày càng được chú trọng. Để đảm bảo công việc kinh doanh hợp pháp, các tổ chức hay doanh nghiệp đều cần bộ phận pháp lý về Luật Kinh tế. Thế nên, sinh viên theo đuổi ngành học Luật Kinh tế được xem là không bao giờ lỗi thời.
Với ngành Luật Kinh tế, bạn sẽ được học với nhiều môn học khác nhau. Từ kiến thức cơ bản đến nâng cao. Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế hiện nay tại trường Đại học Kinh tế – Luật gồm 3 khối kiến thức:
Dưới đây là thông tin về mức lương tham khảo của ngành Luật Kinh tế hiện nay. Trên thực tế, mức lương từ 5.000.000 – 100.000.000 VNĐ/ Tháng sẽ có sự chênh lệch dựa vào vị trí, kinh nghiệm, doanh nghiệp tuyển dụng.
Mức lương của ngành Luật Kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đề cập ở trên. Tuy nhiên, nhìn chung, mức lương của ngành học này hiện nay khá cao.
Để học tốt ngành Luật Kinh tế, sinh viên cần sở hữu hoặc trau dồi những tố chất sau đây:
Ngoài ra, niềm đam mê với ngành học là yếu tố quan trọng. Đam mê, nhiệt huyết với ngành sẽ giúp bạn vượt qua mọi trở ngại trong học tập. Từ đó có được cơ hội việc làm rộng mở.
Học ngành Luật Kinh tế có khó hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như khả năng học tập, tính cách và mục tiêu nghề nghiệp của mỗi người. Nhìn chung, học ngành Luật Kinh tế không quá khó nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nỗ lực hết mình.
Ngành Luật Kinh tế hiện nay là một ngành học có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường luôn song hành với sự phát triển của hệ thống pháp luật Kinh tế. Vì thế, nếu yêu thích ngành này, bạn hãy đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Kinh tế – Luật TPHCM. Sinh viên học tập tại UEL sẽ có cơ hội phát triển toàn diện. Từ kiến thức chuyên môn đến các kỹ năng mềm, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Luật kinh tế là gì? Học luật kinh tế ra làm gì? Đây là một câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi muốn tìm hiểu về lĩnh vực này. Chính vì vậy, Trawise đã tức tốc tổng hợp, phân tích để gửi đến bạn câu trả lời đầy đủ và chi tiết nhất.
Trước hết, chúng ta cùng xem luật kinh tế là gì?
Luật kinh tế là một lĩnh vực pháp lý đặc biệt tập trung vào việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các quy tắc và quyền lực pháp lý trong lĩnh vực kinh tế. Nó bao gồm các quy định và quyền lực pháp lý về sản xuất, tiêu dùng, thương mại, tài chính và các hoạt động kinh doanh khác.
Mục tiêu của luật kinh tế là tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan và đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.