Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.3.1. Về các quy định của pháp luật
Thứ nhất, cần bổ sung và hoàn thiện một số quy định của pháp luật về hợp đồng lao động
Thứ hai, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.
Thứ ba, cần bổ sung một số hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hợp đồng lao động chưa bị xử phạt trong Nghị định số 113/2004/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động.
Một là, tăng cường vai trò, trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động tại doanh nghiệp
Hai là, nâng cao ý thức pháp luật, tác phong công nghiệp của người lao động
Ba là, phát huy vai trò giám sát, kiểm tra, tư vấn của người đại diện sử dụng lao động và người lao động.
Bốn là, đẩy mạnh hơn nữa vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
Năm là, tăng cường cơ chế đối thoại, hợp tác giữa người sử dụng lao động và người lao động đồng thời với cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động.
3.2.1. Nguyên nhân xuất phát từ phía người sử dụng lao động
3.2.2. Nguyên nhân xuất phát từ phía người lao động
3.2.3. Nguyên nhân xuất phát từ tổ chức công đoàn
3.2.4. Nguyên nhân xuất phát từ các cơ quan nhà nước trong việc ban hành, áp dụng pháp luật và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật Luận văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.
Đề tài làm rõ cơ sở lý luận của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động, các hành vi vi phạm cũng như thực trạng của việc vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động, qua đó đề xuất một số kiến giải nhằm hạn chế và khắc phục việc vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động ở nước ta hiện nay. Cụ thể là:
Thứ nhất: Khái quát chung vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động như: khái niệm, các đặc điểm, các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động, các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động và sự điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.
Thứ hai: Phân tích, đánh giá các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật cũng như nêu lên thực trạng vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba: Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động đưa ra những kiến nghị nhằm hạn chế các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này giúp cho quan hệ lao động bình ổn và phát triển.
3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.
Vi phạm pháp luật lao động là một hiện tượng xã hội phổ biến và xảy ra trên nhiều mặt của lĩnh vực lao động như an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, tiền lương, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất…. Tuy nhiên, do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế – Lao động, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan tới vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động mà không có tham vọng nghiên cứu một cách toàn diện các loại vi phạm pháp luật lao động.
Do đó, luận văn chỉ xem xét vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp của nền kinh tế Việt Nam hiện nay vì đây là những vi phạm có tính chất điển hình cho một thị trường sức lao động đang tồn tại ở nước ta.
Luận văn này được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của lý luận chung về nhà nước và pháp luật, đặc biệt các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề lao động, các quy định của Hiến pháp trong lĩnh vực lao động, các quy phạm pháp luật về hợp đồng lao động,… được sử dụng với tư cách là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu cụ thể, phù hợp với từng lĩnh vực của đề tài cũng được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo cứu thực tiễn,…
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.
Chương 2: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động và thực trạng vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động ở Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến giải nhằm hạn chế vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động ở Việt Nam.
1.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động
1.2.1.1. Định nghĩa vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động
Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, do chủ thể luật lao động thực hiện một cách có lỗi, xâm hại quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động, nhà nước và xã hội.
Tính trái pháp luật được xét đến như một yếu tố đặc trưng của hành vi vi phạm pháp luật. Một hành chỉ bị coi là trái pháp luật khi được pháp luật quy định. Điều này có nghĩa nếu hành vi không xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ thì đương nhiên đó không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Tính trái pháp luật được biểu hiện thông qua việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các quy định của pháp luật. Một dấu hiệu khác là năng lực của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Người lao động và người sử dụng lao động muốn trở thành chủ thể của pháp luật lao động phải có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Hơn nữa, chủ thể thực hiện hành vi phải có lỗi và gây thiệt hại đến lợi ích của xã hội, của người khác. Luận văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.
1.2.1.2. Phân loại các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động a) Căn cứ vào chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
Dựa vào vị trí các bên tham gia quan hệ lao động thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hợp đồng lao động chúng ta chia thành các nhóm hành vi vi phạm như sau:
Nhóm hành vi do người lao động thực hiện như: hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật; vi phạm những nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động…
Nhóm hành vi do người sử dụng lao động thực hiện như: hành vi không giao kết hợp đồng lao động với người lao động; không giao một bản hợp đồng lao động cho người lao động; vi phạm những quy định về thuê mướn lao động; vi phạm quy định về trả trợ cấp thôi việc cho người lao động; vi phạm quy định về việc trả lương cho người lao động; vi phạm các quy định về điều chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề; hành vi ngược đãi, cưỡng bức lao động, bắt người lao động đặt cọc trước khi làm việc không theo quy định, người sử dụng lao động kế tiếp không sử dụng lao động theo phương án sử dụng lao động,…
Các hành vi vi phạm hợp đồng lao động thường xảy ra từ các quá trình này và được chia thành các nhóm sau:
Nhóm hành vi vi phạm việc giao kết hợp đồng lao động: là tập hợp các hành vi vi phạm do các bên tham gia hợp đồng lao động thực hiện một cách có lỗi xâm hại đến những nguyên tắc và cách thức nhất định nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ lao động. Nhóm này bao gồm các hành vi như: giao kết hợp đồng lao động không đúng loại; hợp đồng lao đồng lao động không có chữ ký của một bên; hợp đồng lao động không được giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động; giao kết hợp đồng lao động với người lao động không có thẩm quyền…
Nhóm hành vi vi phạm việc thực hiện hợp đồng lao động: là tập hợp các hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nội dung đã cam kết trong hợp đồng lao động. Nhóm này gồm có các hành vi như: hành vi phạm những quy định về trợ cấp thôi việc, vi phạm việc trả lương cho người lao động trong thời gian tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác,…
Nhóm hành vi vi phạm việc tạm hoãn hợp đồng lao động: là tập hợp các hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa các bên khi tạm ngừng hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định.
Nhóm hành vi vi phạm việc chấm dứt hợp đồng lao động: là tập hợp các hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật khi chấm dứt hợp đồng lao động. Các hành vi vi phạm thuộc nhóm này có thể kể đến: hành vi vi phạm quy định về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hành vi vi phạm quy định về trợ cấp mất việc, hành vi vi phạm quy định về thời hạn thanh toán các khoản tiền sau khi chấm dứt hợp đồng lao động,…
Có thể chia các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động làm hai loại:
1.2.2. Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động
1.2.2.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật bao gồm toàn bộ những dấu hiệu bên ngoài của nó hay nói một cách khác thì “mặt khách quan của vi phạm pháp luật là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật tức là sự thể hiện cách xử sự có tính chất vi phạm pháp luật trong thực tế khách quan”.
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động bao gồm các dấu hiệu như những đặc điểm cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động, đó là: hành vi được biểu hiện ra bên ngoài thông qua những hành động cụ thể hoặc không hành động, trái với các quy định pháp luật hợp đồng lao động, gây thiệt hại chung cho xã hội hoặc thiệt hại trực tiếp về vật chất hay tinh thần cho từng thành viên cụ thể trong xã hội, tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả mà nó gây ra. Luận văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.
1.2.2.2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động là mặt bên trong của sự xâm hại nguy hiểm cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật lao động. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật lao động được đặc trưng bởi yếu tố lỗi, có liên quan đến lỗi là động cơ, mục đích của chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.
1.2.2.3. Chủ thể của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động
Chủ thể vi phạm pháp luật hợp đồng lao động là người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, các chủ thể này cần thỏa mãn một số điều kiện do pháp luật lao động quy định đó là năng lực chủ thể. Năng lực chủ thế được tạo bởi năng lực hành vi lao động và năng lực pháp luật lao động.
Người lao động theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Quy định này cho thấy một người có năng lực pháp luật lao động khi họ đủ 15 tuổi. Khi đó, pháp luật quy định cho họ có quyền được làm việc, quyền được trả công và có thể thực hiện những nghĩa vụ của người lao động. Để trở thành người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật thì cá nhân phải thỏa mãn điều kiện đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.
1.2.2.4. Khách thể của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.
Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại của vi phạm pháp luật. Khách thể của vi phạm pháp luật hợp đồng lao động là quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện qua một chế định cụ thể là hợp đồng lao động. Đây là một chế định quan trọng của Luật Lao động và bao gồm nhiều vấn đề có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động như: tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội,…