Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Khi bị lừa đảo qua mạng, người bị hại tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.
Người bị hại còn có thể trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:
- Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:
+ Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;
+ Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;
+ Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
- Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Các đối tượng còn chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, sau đó giả mạo người thân, quen nhắn tin, gọi điện vay tiền; lừa đảo chuẩn hóa thông tin cá nhân (thuê bao di động, VNeID, tài khoản ngân hàng…) để yêu cầu truy cập hoặc cài đặt ứng dụng độc hại…
Điển hình, bà N.T.G. ở thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản bị tội phạm công nghệ cao giới thiệu việc làm online tại nhà với nhiệm vụ tìm kiếm cổ phiếu, bà bị lừa mất hơn 1 tỷ đồng.
Các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng cũng thường lợi dụng tâm lý hoang mang, lo sợ của người dân khi bị cơ quan chức năng thông báo liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật. Chúng giả danh cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án... thông báo nạn nhân liên quan đến vụ án tai nạn giao thông, buôn bán ma túy xuyên quốc gia, rửa tiền…
Trong tình huống này, nạn nhân thường mất bình tĩnh, mù mờ thông tin, hoảng sợ trước việc mình có thể bị vướng vào vòng lao lý nên hợp tác làm theo yêu cầu của đối tượng. Bị hại chuyển tiền vào số tài khoản của đối tượng hoặc nộp tiền vào chính tài khoản ngân hàng của mình và bị đối tượng chiếm đoạt tài khoản ngân hàng.
Ngoài ra, các đối tượng còn dùng thủ đoạn giả danh giáo viên, nhân viên y tế thông báo người thân đang cấp cứu, hiện nguy cấp, đe dọa tính mạng nên phải phẫu thuật gấp, yêu cầu chuyển tiền viện phí. Điều này làm cho nạn nhân hoang mang, lo sợ nên chuyển tiền cho đối tượng. Thậm chí các đối tượng còn sử dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) tạo ra các video giả mạo hình ảnh, giọng nói của người thân để tạo lòng tin rồi lừa đảo chuyển tiền.
Hiện nay, một thủ đoạn nữa là các đối tượng giả danh cơ quan nhà nước gửi đường link có chứa mã độc và yêu cầu cài đặt ứng dụng giả mạo như: hành chính công, định danh điện tử qua ứng dụng VNeID… Sau khi nạn nhân cài đặt, ứng dụng giả mạo chứa mã độc có chức năng theo dõi hoạt động của điện thoại di động thông minh để thu thập thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu đăng nhập và cho phép đối tượng truy cập vào thiết bị từ xa để lấy tiền từ tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Thượng tá Bùi Bá Dũng, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước cho biết, hiện nay tội phạm công nghệ cao thường xuyên nắm bắt các xu hướng, sự kiện, các hoạt động mang tính thời sự, đánh vào tâm lý của nạn nhân để lừa đảo.
Do đó, người dân khi sử dụng điện thoại, máy tính, mạng xã hội phải hết sức cảnh giác và thực hiện tốt “5 không”: Không nghe (điện thoại từ số lạ chào mời vào các nhóm trên mạng, rủ đầu tư… hoặc những lời cáo buộc, đe dọa nạt lên quan vụ án, vụ việc); không nói (mật mã OTP, mật khẩu, tài khoản ngân hàng, thông tin cá nhân cho người lạ); không hoa mắt (các món quà miễn phí, lời chào việc nhẹ lương cao, đầu tư lợi nhuận cao, vay vốn lãi suất thấp trên mạng…); không sợ hãi (trước lời đe dọa liên quan đến vụ án của người tự xưng là Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát; cảnh giác trước thông tin báo người nhà gặp nạn…) và không làm theo yêu cầu của người lạ (không cài đặt ứng dụng theo hướng dẫn của người lạ qua điện thoại, dù là ứng dụng thuế, VNeID… không chuyển khoản khi chưa rõ thông tin; không kết bạn với người lạ trên mạng xã hội).
Bên cạnh đó thực hiện “2 phải”: Phải thường xuyên cảnh giác và phải tố giác ngay với cơ quan Công an khi có nghi ngờ đối tượng lừa đảo. Ngoài ra, điều quan trọng nhất là người dân cần thường xuyên cập nhật các phương thức, thủ đoạn của tội pham công nghệ cao được đăng tải trên các cơ quan báo chí truyền thông chính thống, các trang thông tin điện tử chính thống của cơ quan Công an…
Đối với quy định về mức xử phạt dành cho hành vi lừa đảo qua mạng thì tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt cụ thể như sau:
Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Do đó, đối với hành vi lừa đảo tiền qua mạng thì người thực hiện hành vi lừa đảo có thể bị phạt lên tới 10.000.000 đồng.
Đồng thời, tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định:
(1) Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
(4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
(5) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, ngoài bị xử phạt hành chính, người thực hiện hành vi lừa đảo qua mạng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Để có thể tránh tình trạng bị lừa đảo qua mạng, người dân cần lưu ý một vài điểm như sau:
- Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân
- Luôn cảnh giác và tự đặt ra câu hỏi xem sự việc có đang diễn ra hợp lý không
- Tiết chế lòng tham với các khoản tiền tự nhiên mà có
- Chủ động tìm hiểu thông tin về các chiêu trò lừa đảo