Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và Cộng hòa Liên bang Đức (BRD) đã lập quan hệ ngoại giao vào ngày 23/9/1975. Trước đó, Việt Nam đã lập quan hệ ngoại giao và có quan hệ tốt đẹp với Cộng hòa Dân chủ Đức (DDR) vào ngày 03/02/1955 đến khi Đông Đức từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản và sát nhập vào Tây Đức thành nước Đức hiện thời.[1] Tính đến tháng 10/2016, ở Đức có khoảng 130.000 người Việt Nam và người Đức gốc Việt sinh sống, trong đó 20% đã nhập quốc tịch Đức, ở Việt Nam có khoảng 100.000 người biết nói tiếng Đức.[1][2]
Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và Cộng hòa Liên bang Đức (BRD) đã lập quan hệ ngoại giao vào ngày 23/9/1975. Trước đó, Việt Nam đã lập quan hệ ngoại giao và có quan hệ tốt đẹp với Cộng hòa Dân chủ Đức (DDR) vào ngày 03/02/1955 đến khi Đông Đức từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản và sát nhập vào Tây Đức thành nước Đức hiện thời.[1] Tính đến tháng 10/2016, ở Đức có khoảng 130.000 người Việt Nam và người Đức gốc Việt sinh sống, trong đó 20% đã nhập quốc tịch Đức, ở Việt Nam có khoảng 100.000 người biết nói tiếng Đức.[1][2]
Hình thức đào tạo không chính quy tạo cơ hội cho sinh viên được học tập từ xa và không cần phải đến trường. Vì vậy, bạn có thể vừa đi học và vừa đi làm để kiếm thêm thu nhập. Nếu như bạn đã hoàn thành xong văn bằng một thì hình thức đào tạo không chính quy sẽ cho bạn cơ hội được trau dồi và mở rộng kiến thức và tìm kiếm các công việc tốt hơn khi bạn sở hữu hai văn bằng.
Bởi vì không yêu cầu sinh viên học tập trung, tham gia đầy đủ các tiết học tại trường cho nên bạn dễ xao nhãng trong việc học. Đôi khi bạn cũng khó sắp xếp thời gian giữa việc học và việc làm trong cuộc sống.
Trên đây là các thông tin cơ bản về hai loại hình đào tạo chính quy và không chính quy. Đối với mỗi loại hình đào tạo đều có ưu và nhược điểm riêng.
Hệ đào tạo chính quy yêu cầu sinh viên cần có mặt và tham gia các tiết học tại trường. Điều này giúp bạn không bị chểnh mảng trong việc học. Ngoài ra, khi đi học bạn cũng có cơ hội được gặp gỡ và làm quen với nhiều bạn sinh viên khác, giúp bạn mở rộng mối quan hệ.
Bên cạnh đó, trong quá trình học tập, bạn cũng phải làm bài theo hình thức nhóm, nó sẽ giúp bạn phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân chia công việc và hỗ trợ các thành viên khác. Đây là các kỹ năng cần thiết cho bạn khi đi làm thực tế.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì hệ đào tạo chính quy cũng có những hạn chế. Đầu tiên, thời gian đào tạo trung bình kéo dài khoảng 4,5 năm như vậy bạn cần tập trung học để ra trường đúng thời hạn. Nếu ra trường muộn, bạn có nguy cơ bị đuổi học hoặc nhận bằng loại kém. Thời gian học tập cũng tương đối kín vì thế rất khó để cho bạn có thể vừa đi học và vừa đi làm.
Hiện nay, giáo dục ở Việt Nam có rất nhiều cấp bậc đào tạo khác nhau. Trong đó, hình thức đào tạo đại học được rất nhiều bạn lựa chọn và theo học.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Pháp ngày 7-10, ngoài cuộc hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có cuộc hội kiến Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Thượng viện Pháp và tiếp Tổng giám đốc UNESCO.
Ông cũng tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel và đoàn đại biểu cấp cao của đảng, trong đó có các nghị sĩ của Đảng Cộng sản Pháp tại Quốc hội (Hạ viện) và Thượng viện Pháp. Người đứng đầu Đảng và Nhà nước cũng dành thời gian tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp - Việt Nam Nguyễn Hải Nam và một số thành viên.
Pháp là điểm dừng chân cuối trong chuyến công du ba nước Mông Cổ, Ireland, Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu từ ngày 30-9.
Với hàng chục hoạt động tại mỗi nước, chuyến đi đã góp phần củng cố quan hệ giữa Việt Nam với mỗi nước, đồng thời mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ song phương, nâng cao hình ảnh Việt Nam là một đất nước chuộng hòa bình, hướng tới phát triển và đóng góp tích cực, có trách nhiệm cho quốc tế.
Từ khóa: quan hệ thương mại, xuất khẩu, Việt Nam – Hoa Kỳ
After nearly 30 years of establishing diplomatic relations and about 20 years after the Bilateral Trade Agreement (BTA), Vietnam - United States relations have achieved many achievements and officially upgraded to a comprehensive strategic partnership on October 9, 2023. Based on the analysis of the current trade cooperation between Vietnam and the United States over the past 28 years (1995-2023), confirming that trade relation is the brightest point in the overall multifaceted relationship between Vietnam and the United States, although with some limitations, the study proposes a number of key policy solutions to further promote trade relations between the two countries after upgrading diplomatic relations to a comprehensive strategic partner.
Keywords: trade relations, export, Vietnam - United States
Việt Nam và Hoa Kỳ đã trải qua một chặng đường dài tới 20 năm (từ năm 1975 đến năm 1995) để tiến tới việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào tháng 7/1995, trở thành đối tác toàn diện của nhau vào năm 2013, và nâng cấp thành đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 09/10/2023. Trong khung khổ hợp tác toàn diện, rồi chiến lược toàn diện, cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác kinh tế, đặc biệt là thương mại Việt – Hoa Kỳ - đứng thứ hai chỉ sau quan hệ chính trị và ngoại giao trong danh sách 9 lĩnh vực hợp tác - được coi là lĩnh vực hợp tác thành công nhất, đã trở thành trọng tâm, nền tảng, động lực phát triển cho quan hệ chung giữa hai nước gần 30 năm qua và sắp tới.
Thực tế đã, đang và sẽ còn cho thấy, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nói chung và kinh tế - thương mại - đầu tư nói riêng ngày càng phát triển nhờ sự chia sẻ những lợi ích ngày càng rộng lớn; với tinh thần "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai" và thái độ đối thoại chân thành, thẳng thắn, xây dựng từ cả hai phía, dựa trên những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc; đồng thời, được đặt trong tổng thể chính sách đối ngoại của Việt Nam là rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, hội nhập sâu rộng với thế giới, coi trọng quan hệ với các nước lớn, các đối tác quan trọng, cũng như của nhiều tổ chức, diễn đàn hợp tác khác.
Hoa Kỳ là thị trường khó tính, đòi hỏi cao, nhưng có tiềm năng xuất khẩu còn rất lớn cho các doanh nghiệp Việt (đặc biệt trong ngành hàng nông sản, dệt may, da giày, đồ gỗ...). Để tăng hiệu quả cũng như chất lượng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, việc nhìn lại quan hệ thương mại giữa 2 nước trong thời gian qua, chỉ rõ những hạn chế để đưa ra các giải pháp khắc phục là cần thiết.
HỢP TÁC THƯƠNG MẠI: ĐIỂM SÁNG TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ
Sau gần 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và chừng 20 năm sau BTA, quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian qua thực sự là một điểm sáng; tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đã nhanh chóng vượt mốc 100 tỷ USD/năm vào năm 2021 với 111,55 tỷ USD, gấp 247,3 lần, và 123,91 tỷ USD vào năm 2022, gấp khoảng 275 lần so với con số khởi đầu 451 triệu USD vào năm 1995. Năm 2022-2023, Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc; còn Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hoa Kỳ vào năm 2022. Những điểm nổi bật trong quan hệ thương mại giữa 2 nước gồm:
(1) Tốc độ gia tăng mạnh mẽ và gần như liên tục của quan hệ thương mại giữa 2 nước
- Trong vòng 5 năm đầu tiên tính từ sau khi 2 nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995, kim ngạch thương mại Việt – Hoa Kỳ chỉ tăng có 2,42 lần từ 451 triệu USD năm 1995 lên 1,09 tỷ USD năm 2000. Tuy vậy, từ khi có BTA (năm 2000) đến năm 2022, kim ngạch thương mại song phương giữa 2 quốc gia đã tăng trung bình 20%/năm. Cụ thể, năm 2005 đạt 6,75 tỷ USD, gấp 6,2 lần so với năm 2000; năm 2010 đạt 18,10 tỷ USD, gấp 16,6 lần năm 2000; năm 2015 đạt 41,28 tỷ USD, gấp 37,9 lần năm 2000; năm 2020 đạt 90,79 tỷ USD, gấp 83,3 lần năm 2000; năm 2022, đạt 123,91 tỷ USD, gấp 113,7 lần năm 2000 và gấp 42,6 lần năm 2013 (năm hai nước thiết lập quan hệ đối tác toàn diện); năm 2023, đạt gần 111 tỷ USD và là năm thứ 3 liên tiếp thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đạt kim ngạch từ 100 tỷ USD trở lên. Hoa Kỳ là đối tác thương mại thứ hai của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD (sau Trung Quốc).
- Trung bình trong 10 năm, từ năm 2013 (năm thiết lập quan hệ “đối tác toàn diện”) đến năm 2023 (nâng cấp quan hệ ngoại giao hai nước lên hàng “đối tác chiến lược toàn diện”) kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ tăng với tốc độ 16,0%/năm (TTX, 2023). Hoa Kỳ đã nhanh chóng vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất trong số hơn 100 đối tác thương mại toàn cầu của Việt Nam, chiếm chừng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung của Việt Nam năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tiến triển như sau: Đã tăng từ mức 0,733 tỷ USD năm 2000 lên 5,93 tỷ USD năm 2005; 14,24 tỷ USD năm 2010; 33,48 tỷ USD năm 2015; 77,08 tỷ USD năm 2020; vượt mốc 100 tỷ USD vào năm 2022 khi đạt 109,44 tỷ USD, tăng 25,2% so với năm 2021, gấp 149,3 lần năm 2000 và chiếm xấp xỉ 3,9% tổng kim ngạch nhập khẩu chung của Hoa Kỳ; năm 2023 đạt 97 tỷ USD, giảm 12,4 tỷ USD so với năm 2022, nhưng vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
- Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng từ 0,363 tỷ USD năm 2000 lên 0,862 tỷ USD năm 2005; 3,77 tỷ USD năm 2010; 7,8 tỷ USD năm 2015; và 13,71 tỷ USD năm 2020. Năm 2022, mặc dù chỉ đạt 14,47 tỷ USD, giảm 5,3% so với 15,28 tỷ USD năm 2021, nhưng vẫn gấp gần 40 lần năm 2000. Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong năm 2023 đạt 13,82 tỷ USD, giảm gần 700 triệu USD so với năm 2022.
(2) Việt Nam đã trở thành và giữ vững vị thế là nước xuất khẩu lớn nhất trong khối ASEAN vào Hoa Kỳ từ năm 2014
Trong các nước thuộc khối ASEAN, từ một nước có kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ thuộc loại thấp nhất trong khối, nhưng từ năm 2014, Việt Nam đã trở thành và giữ vững vị thế là nước xuất khẩu lớn nhất, chiếm khoảng 22,0% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn khối vào Hoa Kỳ năm 2022, vượt qua cả nước đứng thứ hai là Malaysia (xấp xỉ 20,0%); Thái Lan (chừng 15,0%); Indonesia (12,0%); Singapore (hơn 9,0%); đồng thời, không chỉ tăng về khối lượng xuất khẩu, mà cơ cấu mặt hàng ngày càng thiên về nhóm những mặt hàng có chất lượng và giá trị gia tăng cao.
(3) Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã thay đổi theo chiều hướng tích cực
Kể từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết vào năm 2000, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã thay đổi đáng kể. Nếu trước đây, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Hoa Kỳ nhóm các mặt hàng công nghiệp nhẹ gia công theo đơn hàng từ các công ty nước ngoài, như: dệt may, da giày…, thì đến nay, trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu quan trọng vào thị trường này đã có thêm nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo (chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn FDI của Hoa Kỳ và các quốc gia OECD khác chế tạo), các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản thuần Việt, nhưng có mức độ chế biến và giá trị gia tăng ngày càng cao. Năm 2023, có 12 nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó, dẫn đầu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 18,2 tỷ USD; tiếp đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 17 tỷ USD; dệt may đứng thứ 3 với 14,47 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong năm 2023 đạt 13,82 tỷ USD, giảm gần 700 triệu USD so với năm 2022.
Ở chiều ngược lại, trong tổng kim ngạch 8,05 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2023, những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất gồm: chủ yếu các mặt hàng công nghiệp có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao và nhóm các mặt hàng nguyên liệu được dùng làm đầu vào cho sản xuất: nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất và duy nhất đạt tỷ USD là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,82 tỷ USD. Ngoài ra, nhiều nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch hàng trăm triệu USD, như: bông; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; thức ăn gia súc và nguyên liệu…
Bên cạnh đó, một trong những lĩnh vực hợp tác thương mại sôi động khác của hai nước trong những năm qua là hàng không với hàng loạt hợp đồng mua máy bay Boeing của các hãng hàng không: Vietnam Airlines, VietJet Air và Bamboo Airways (Lê Hồng Nhung, 2023).
Cơ cấu xuất, nhập khẩu giữa hai nước cho thấy một đặc điểm rất quan trọng của quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đó là tính chất bổ trợ lẫn nhau của hai nền kinh tế. Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu lớn những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hoặc những sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh dựa trên điều kiện tự nhiên thuận lợi (như: nông, lâm, thủy sản), lợi thế về nhân công trong nhiều lĩnh vực, như: dệt may, da giày, máy móc thiết bị điện tử… Trong khi đó, Hoa Kỳ được coi là một trong những nguồn nhập khẩu quan trọng các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất của Việt Nam, cung cấp các sản phẩm nguồn như bông, thức ăn gia súc, ngô, đậu tương, hóa chất, máy móc, công nghệ… để đáp ứng nhu cầu đang mở rộng nhanh chóng của nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao. Việc nhập khẩu các sản phẩm nguồn này từ Hoa Kỳ tạo ưu thế giúp Việt Nam làm "sạch hóa" chuỗi cung ứng do nguồn lực đầu vào phục vụ sản xuất có nguồn gốc và chứng nhận xuất xứ rõ ràng (Nguyễn Hồng Diên, 2023).
Khác hẳn so với quan hệ thương mại với các đối tác lớn khác của Việt Nam, một đặc điểm quan trọng nữa trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ suốt gần 30 năm qua là, Việt Nam luôn duy trì được thặng dư thương mại ngày càng lớn với Hoa Kỳ. Đáng chú ý là, trong 3 đối tác thương mại lớn nhất, Hoa Kỳ là nước duy nhất mà Việt Nam có thặng dư thương mại ngày càng lớn. Cụ thể, thặng dư thương mai với Hoa Kỳ của Việt Nam đã tăng liên tục từ 5,06 tỷ USD năm 2005 lên 10,47 tỷ USD năm 2010 (tức gấp hơn 2 lần); 25,66 tỷ USD năm 2015 (gấp 2,45 lần năm 2010); 63,37 tỷ USD năm 2020 (gấp 2,47 lần năm 2015); và 94,97 tỷ USD năm 2022 (gấp 1,5 lần năm 2020), xếp thứ 3 trong số các nước có thặng dư thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ (sau Trung Quốc với 382,9 tỷ USD và Mexico với 130,6 tỷ USD) (TTX, 2023). Trong khi đó, Việt Nam lại luôn trong tình trạng nhập siêu ngày càng lớn với Trung Quốc (từ 28,78 tỷ USD năm 2014 lên 54,60 tỷ USD năm 2021; và 60,17 tỷ USD năm 2022) và với Hàn Quốc (từ 8,46 tỷ USD năm 2011 lên 20,6 tỷ USD năm 2016; 34,39 tỷ USD năm 2021; và 37,8 tỷ USD năm 2022) (Trung Anh, 2023).
NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ THỜI GIAN QUA
Việc hợp tác thương mại trở thành một điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian qua có phần tác động không nhỏ của các nhân tố chủ yếu sau:
Một là, sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995, hai nước đã nhanh chóng thiết lập nhiều cơ chế hợp tác phù hợp và hiệu quả nhằm đưa mối quan hệ song phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đi vào thực chất, như đàm phán và BTA năm 2000; Hoa Kỳ thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam năm 2006; Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA); thiết lập Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt – Hoa Kỳ năm 2013; ký kết Kế hoạch hành động hướng tới cán cân thương mại hài hòa và bền vững năm 2019… Trong đó, BTA chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 đã đặt nền móng quan trọng, có tính chất khai mở giúp tạo chuyển biến trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ một cách thực chất và mạnh mẽ.
Hai là, thị trường Hoa Kỳ là một thị trường đặc biệt, biểu hiện ở chỗ: (i) Là thị trường tiêu thụ khổng lồ cả về khối lượng lẫn chủng loại mặt hàng, trong đó có hàng nhập khẩu[1] và đòi hỏi chất lượng cao. (ii) Có hệ thống pháp luật hết sức nghiêm ngặt và chặt chẽ (cả trong sản xuất, nhập khẩu lẫn tiêu thụ) bảo vệ các doanh nghiệp và người tiêu dùng và có mạng lưới phân phối cực kỳ phức tạp, trải rộng khắp cả nước. Với đặc điểm đó, thị trường Hoa Kỳ vừa có thể mở ra tiềm năng tiêu thụ to lớn và đa dạng cho hàng nhập khẩu và cung cấp dồi dào các loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu có chất lượng và giá trị gia tăng cao cho hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy vậy, thị trường này cũng đòi hỏi hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng, mẫu mã, vệ sinh an toàn và trình độ công nghệ cao, nếu không sẽ rất dễ gặp rắc rối về pháp lý…
Ba là, hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ, trong nhiều năm từ khi có BTA và sau nhiều vụ bị kiện tụng (vì vi phạm về chất lượng, về bán phá giá,…) đã được nâng cấp, cải thiện nhiều về chất lượng, mẫu mã, minh bạch về chi phí sản xuất và nguồn gốc xuất xứ…, nên đã ngày càng đáp ứng được yêu cầu và quy định khắt khe của người tiêu dùng và nâng cao được uy tín trên thị trường Hoa Kỳ. Nhờ đó, không chỉ các mặt hàng truyền thống thuần Việt dựa chủ yếu vào điều kiện tự nhiên và gia công bằng sức lao động rẻ, như: nông lâm thủy sản, dệt may, da giầy..., mà các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo, như: máy móc, thiết bị điện tử, máy vi tính, điện thoại, thu âm, thu hình, sắt thép… đòi hỏi trình độ công nghệ cao, cũng đã chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực.
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ TRONG THỜI GIAN TỚI
Để mối quan hệ thương mại giữa hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhưng hài hòa và bền vững, góp phần củng cố và đẩy mạnh quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện" vừa được thiết lập, thiết nghĩ Chính phủ và các doanh nghiệp của hai quốc gia, trước hết là Việt Nam, cần lưu ý một số giải pháp sau:
Thứ nhất, Hoa Kỳ là một thị trường nhập khẩu cực lớn, đa dạng và cũng là một thị trường siêu cạnh tranh. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải luôn sẵn sàng cho sự cạnh tranh về chất lượng, giá cả, mẫu mã và dịch vụ, không ngừng nỗ lực trong việc nghiên cứu, cũng như phát triển thị trường, đầu tư cho việc nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng hàng hóa, để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng như các quy định về phát triển bền vững ngày càng cao của thị trường này. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải đảm bảo quản lý và chăm sóc khách hàng một cách chu đáo, tận tình và thực hiện chính sách hậu mãi một cách hiệu quả.
Thứ hai, bên cạnh những cơ hội đem lại, thị trường Hoa Kỳ luôn nổi tiếng với các vụ điều tra, phòng vệ thương mại và hàng nhập khẩu từ Việt Nam cũng bị vướng khá nhiều rắc rối pháp lý liên quan đến chống phá giá, trợ cấp hàng xuất khẩu, và chất lượng sản phẩm tại thị trường này. Vì thế, Bộ Công Thương Việt Nam cần theo dõi sát sao, tìm hiểu và nghiên cứu kỹ để phổ biến thông tin kịp thời cho các ngành và doanh nghiệp; đồng thời, phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp xuất khẩu để chuẩn bị cho các phản ứng chính sách phù hợp.
Về phía mình, các doanh nghiệp Việt Nam cần luôn giữ tâm thế thượng tôn pháp luật khi buôn bán với Hoa Kỳ, nhất là những rào cản từ các biện pháp phòng vệ thương mại; cụ thể, cần tìm hiểu kỹ pháp luật và tuân thủ nghiêm các luật và các hiệp định thương mại về phòng vệ thương mại… Mặt khác, doanh nghiệp cần cân nhắc khi nhận trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp của Nhà nước trong các lĩnh vực cạnh tranh xuất khẩu giá thấp, nhất là khi muốn nhận được nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước trong những giai đoạn khó khăn. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tỉnh táo không tiếp tay xuất nhập khẩu cho các hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ mờ ám, đội lốt, không rõ ràng. Mặt khác, thực hiện quyền phòng vệ, thu thập chứng cứ, tham vấn và đề nghị cơ quan chức năng xử lý các vụ việc liên quan đến doanh nghiệp trong và ngoài nước trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm dẫn đến việc mình bị thiệt hại hoặc đe doạ bị thiệt hại nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, khi làm ăn (đầu tư, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh) với nước ngoài, đặc biệt là với Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam còn một vấn đề cần hết sức quan tâm đó là tuân thủ các quy định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhất là nhãn hiệu hàng hóa; bản quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; bản quyền phần mềm; chỉ dẫn địa lý; sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; các quy định về sử dụng lao động…
Thứ ba, thị trường Hoa Kỳ và Việt Nam hiện đang xuất hiện nhiều xu hướng mới, liên quan đến giá cả, tiêu chuẩn vệ sinh, y tế, tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tiêu chuẩn sản xuất xanh, chuỗi cung ứng sạch và bền vững cũng được đề cao hơn bao giờ hết. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng thích ứng được với những thay đổi đó, cần từng bước nghiên cứu nâng cấp cơ sở sản xuất, nhà máy theo các tiêu chuẩn sản xuất xanh.
Thứ tư, để giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam là cực kỳ quan trọng. Theo đó, Chính phủ cần xây dựng các chương trình và định hướng chung về tăng cường hỗ trợ xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua việc xây dựng thương hiệu, dỡ bỏ thuế, tháo gỡ hàng rào kỹ thuật, tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu, nhất là sản phẩm của các ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến.
Bên cạnh vai trò của Nhà nước, các doanh nghiệp cần chủ động nắm vững các cam kết từ các FTA của Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt là các thông tin về ưu đãi thuế quan, quy tắc xuất xứ và các quy định có liên quan để không vi phạm gây tổn hại cho quan hệ thương mại giữa 2 nước. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần chủ động phát triển thị trường để nâng cao năng lực sản xuất trong nước và gắn kết sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh hiệu quả để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này và góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian tới. Chẳng hạn, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, kết nối với các cơ quan liên quan cả của Hoa Kỳ (như Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam - AmCham) lẫn Việt Nam như Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ nhằm tạo uy tín và gây dựng niềm tin với khách hàng Hoa Kỳ. Đồng thời, ngoài việc hợp tác với nhà nhập khẩu, kênh phân phối lớn tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt cũng cần áp dụng chiến lược đa dạng hóa khách hàng và tích cực tìm kiếm thị trường ngách giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động xuất khẩu (Bảo Ngọc, 2023)./.
1. Bảo Ngọc (2023), Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ vượt 80 tỷ USD, truy cập từ https://ttdn.vn/hoi-nhap-va-phat-trien/kinh-te-dau-tu/thuong-mai-viet-nam-hoa-ky-vuot-80-ty-usd-88935.
2. Đoàn Vân Hà (2021), Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ: Một số vấn đề cần lưu ý, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 15, tháng 5/2021.
3. IMF (2023), World Economic Outlook Database, April 2021.
4. Lê Hồng Nhung (2023), 2023 sẽ là năm tiếp theo thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ vượt mốc 100 tỷ USD, truy cập từ https://mekongasean.vn/2023-se-la-nam-tiep-theo-thuong-mai-viet-my-vuot-moc-100-ty-usd-post16685.html.
5. Hồng Diên (2023), Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thêm nhiều hành lang rộng mở, truy cập từ https://baochinhphu.vn/bo-truong-nguyen-hong-dien-hop-tac-kinh-te-thuong-mai-viet-nam-hoa-ky-them-nhieu-hanh-lang-rong-mo-102230910225248013.htm.
6. Thúy An (2023), Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ thêm nhiều hành lang rộng mở, truy cập từ https://vtv.vn/kinh-te/hop-tac-kinh-te-thuong-mai-viet-nam-hoa-ky-them-nhieu-hanh-lang-rong-mo-20230911104813327.htm.
7. Tổng cục Hải quan (2023), Thống kê sơ bộ tình hình xuất nhập khẩu năm 2023.
8. Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan (2023), Quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, https://infographics.vn/interactive-quan-he-thuong-mai-viet-nam-hoa-ky/168545.vna.
9. TTX (2023), Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều điểm nhấn tích cực trong quan hệ thương mại, truy cập từ https://tuyengiao.vn/kinh-te/viet-nam-hoa-ky-nhieu-diem-nhan-tich-cuc-trong-quan-he-thuong-mai-146306.
Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công thương
(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 03, tháng 02/2024)
[1] Mỹ có số dân xấp xỉ 337,34 triệu người (2023) gồm gần như tất cả các dân tộc trên thế giới với nhu cầu và thị hiếu vô cùng phong phú và đa dạng; GDP đạt 22,68 ngàn tỷ USD và GDP/người lên tới 68.309USD (2021); Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,43 ngàn tỷ USD và nhập khẩu đạt 2,34 ngàn tỷ USD (2020) (IMF, 2023, World Economic Outlook Database, April 2021”, IMF.org, tháng 4).