Căn cứ tại theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn cụ thể như sau:
Căn cứ tại theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn cụ thể như sau:
Tháng 11 âm lịch năm 2024 (từ ngày 30/11/2024 đến 29/12/2024 dương lịch) thuộc cuối mùa đông, là thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới theo lịch âm. Ý nghĩa của tháng này rất đặc biệt trong văn hóa truyền thống, tâm linh và phong tục Việt Nam:
(1) Tháng chuẩn bị đón năm mới âm lịch
Dọn dẹp nhà cửa, sửa sang cuối năm: Người Việt thường dành thời gian tháng 11 âm lịch để dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị vật dụng mới hoặc sửa chữa để bước sang năm mới trong không gian sạch sẽ, thoải mái.
Mua sắm Tết: Đây là thời điểm các gia đình bắt đầu chuẩn bị đồ Tết, từ thực phẩm, quần áo mới đến quà biếu người thân.
(2) Thời gian chiêm nghiệm và lập kế hoạch
Tháng 11 âm lịch là dịp mọi người nhìn lại những điều đã làm trong năm qua, rút kinh nghiệm và đặt mục tiêu cho năm mới.
Đây cũng là thời điểm để thực hiện các công việc còn dang dở trước khi chuyển sang một chu kỳ mới.
Có nhiều thắc mắc về tháng 10 âm lịch năm 2024: "Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng gì?Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Tháng 11 âm lịch năm 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch năm 2024 kết thúc vào ngày nào?"
Để biết được "Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng gì?Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Tháng 11 âm lịch năm 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch năm 2024 kết thúc vào ngày nào?" xem lịch âm tháng 11 2024 dưới đây:
*Số ở trên là ngày âm lịch, số ở dưới là ngày dương lịch
"Tháng 11 âm lịch năm 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch năm 2024 kết thúc vào ngày nào?"
Theo lịch âm tháng 11 năm 2024:
Ngày mùng 1 tháng 11 âm lịch sẽ rơi vào Chủ nhật, ngày 01/12/2024 (dương lịch).
Ngày 30 tháng 11 âm lịch là Thứ Hai, ngày 30/12/2024 (dương lịch).
Tháng 11 âm lịch năm 2024 kết thúc vào ngày 30.
Tháng 11 âm lịch năm 2024 có đủ 30 ngày.
"Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng gì?Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng con gì?"
Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng Canh Tý (tức tháng Tý, chi Tý và can Canh) hay còn gọi tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng con Chuột. Đây là tháng đầu tiên của mùa đông trong hệ thống âm lịch, tượng trưng cho sự khởi đầu, sự tích trữ năng lượng và chuẩn bị cho chu kỳ mới.
Ý nghĩa phong thủy tháng Canh Tý:
Hành Kim sinh Thủy: Đây là tháng mang năng lượng của sự lưu chuyển và phát triển, thuận lợi cho những người mệnh Thủy hoặc mệnh Kim.
Tháng Tý thuộc hành Thủy, tượng trưng cho sự linh hoạt và khôn ngoan, nhưng cần chú ý kiểm soát cảm xúc và sự cẩn trọng trong các quyết định quan trọng.
Theo tử vi, đây là tháng "chạy nước rút" nên cần chú ý tránh mâu thuẫn, tranh cãi để giữ hòa khí.
*Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo
Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Xem chi tiết lịch âm tháng 11 2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Theo đó, trường hợp người lao động làm vào ngày nghỉ tết thì người lao động được hưởng lương, ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày tết đối với người lao động hưởng lương ngày.
Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ tết.
Như vậy, đi làm ngày nghỉ lễ tết thì tiền lương được tính như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
BNEWS Tháng 5 âm lịch có những dịp lễ nào? Cùng tìm hiểu về những ngày lễ trong tháng 5 âm lịch do Bnews tổng hợp dưới đây.
Tết Đoan Ngọ (Mùng 5 tháng 5 âm lịch, trong cả nước)
Trong văn hoá người Việt, Tết Đoan Ngọ là một trong những lễ hội truyền thống Việt Nam lớn ra đời với rất nhiều quan niêm khác nhau. Có người thì cho là là ngày giỗ của Quốc mẫu Âu Cơ. Đây cũng là thời điểm trời quanh đãng và trong sáng nhất năm, vạn vật sinh sôi nảy nở khắp nơi do dương khí lúc này là mạnh nhất. Đặc biệt là lúc từ 11h sáng đến 1h chiều.
Ngoài ra, Tết Đoan Ngọ theo một số địa phương làm nông là ngày phát động phong trào diệt sâu bọ, bảo vệ mùa màng.
Sáng sớm thức dậy chưa ăn gì là nghe “giết sâu bọ, giết sâu bọ đê” là biết tiết mùng 5 tháng 5 âm lịch đã đến. Người dân phía Bắc thường ăn rượu nếp, mận, đào, vải, trứng luộc, bánh đa kê, bánh gio hoặc nhấm một chút rượu. Người miền Nam thì ăn bánh tro hoặc một số loại chè như hạt sen, đỗ đen thanh nhiệt cơ thể.
Sáng sớm thức dậy chưa ăn gì là nghe “giết sâu bọ, giết sâu bọ đê” là biết tiết mùng 5 tháng 5 âm lịch đã đến. Người dân phía Bắc thường ăn rượu nếp, mận, đào, vải, trứng luộc, bánh đa kê, bánh gio hoặc nhấm một chút rượu. Người miền Nam thì ăn bánh tro hoặc một số loại chè như hạt sen, đỗ đen thanh nhiệt cơ thể.
Một số người dùng nước lá mùi để xông, tắm rửa phòng, chữa bệnh, giải nhiệt cơ thể; ai bị cảm cúm nên dùng 5 loại lá: bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn, và sả nấu nước xông để bớt bệnh. Theo quan niệm dân gian, ngày mồng 5 tháng 5 là ngày dương khí mạnh nhất nên cây cối phát triển tốt, cho tác dụng mạnh nhất, các thầy thuốc thường vì thế mà lên núi hái thuốc vào ngày này. Các gia đình cũng thường mua cành xương rồng treo trước cửa để xua đuổi tà ma.
Những ngày này, cả gia đình cùng dâng hương hoa, trái ngọt cúng ông bà tổ tiên rồi cùng nhau quây quần bên mâm cỗ như một ngày đoàn viên giữa năm, cầu bình an, hạnh phúc.
Lễ hội Cúng biển Mỹ Long diễn ra hàng năm từ ngày 10 - 12/5 âm lịch tại thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh). Đây là Lễ hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, thể hiện bản sắc văn hóa dân gian của ngư dân miền biển.
Cúng biển ở Mỹ Long, còn được gọi là lễ hội Nghinh Ông, được tổ chức đều đặn cách đây gần 100 năm. Từ một lễ hội mang đậm dấu ấn tâm linh của ngư dân vùng biển, gần đây đã được các cấp, các ngành chức năng của tỉnh, huyện phối hợp tổ chức long trọng nâng lên thành lễ hội văn hóa cấp tỉnh.
Nơi tổ chức lễ hội là miếu Bà Chúa Xứ, nằm tại khóm 4, thị trấn Mỹ Long. Mở đầu lễ là Giỗ Tiền chức, vào lúc 7 giờ ngày 10/5 âm lịch, để tạ ơn những người đã lập làng, mở nghiệp. Đến 9 giờ là lễ Nghinh Nam Hải (đón rước cá Ông), tổ chức đội tàu, thuyền ra biển (khoảng 5 km) để rước Ông về. Lúc 17 giờ là lễ Tế thần nông, chiến sĩ trận vong tại sân miếu.
Chánh tế Chúa Xứ, tổ chức lúc giữa đêm mùng 10 sang 11 với vật cúng là xôi và heo trắng. Sau nghi thức chánh tế là hát bóng rỗi của các nghệ nhân từ khắp các vùng miền tụ tập về biểu diễn.
Lúc 7 giờ ngày 11 là lễ Nghinh ngũ phương, đoàn nghinh đi một vòng quanh chợ Mỹ Long. Kết thúc phần lễ là Lễ tống tàu, được tổ chức vào 12 giờ ngày 12/5 âm lịch. Hầu hết mọi người còn ở lễ hội đều tham gia tạo thành đoàn đưa tàu ra biển, vật cúng để trên tàu gồm gạo, muối, bánh, trái và cả heo trắng. Tàu cúng được kéo ra biển khoảng 5 km, thì thả dây cho trôi bồng bềnh trên biển.
Lễ hội cúng biển Mỹ Long đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ ngày 31/10/2013.
Lễ hội đình Trà Cổ được khôi phục từ năm 1993 và được tổ chức thường niên là dịp để tưởng nhớ công ơn các vị tiền nhân, các vị anh hùng dân tộc đã có công dựng làng, lập ấp, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Theo phong tục, lễ hội truyền thống Việt Nam này diễn ra với phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm nhiều nghi thức truyền thống như rước kiệu nghênh thần, rước cây đèn thần và mâm hoa quả, đóng cây cai đám, gọi sổ bìa xanh, lễ chùa Vạn Linh Khánh và đền Thánh Mẫu, lễ rước cỗ của các ông Đám đương nhiệm, lễ đại tế, lễ cất cây cai đám, gọi danh sách ông Đám mới....
Theo đó, ông Đám là người được làng tín nhiệm, cử đi chăm lo hương khói cho Thành hoàng. Trước khi vào lễ hội, các già làng họp và cử ra 12 người thuộc 12 gia đình tiêu biểu làm cai Đám. Họ phải là những người đàn ông từ 25 đến 35 tuổi, đã có vợ con, mạnh khoắn, chăm chỉ làm ăn, có đạo đức và sống lành mạnh, gia đình thuận hoà, không vướng tang ma, không văng tục, không ăn thịt chó, không ăn đồ sống, không cắt tóc, cạo râu... Những người được làng cử chọn làm cai đám là điều rất vinh dự, tự hào. Làm tốt việc cai đám trong năm đồng nghĩa với được lộc, mạnh khoẻ, làm ăn may mắn…
Lễ hội Trà Cổ diễn ra từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 6 tháng 6 âm lịch, phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh).