Ngày 06/01/2019, phát biểu với tờ The Indian Express, Thượng tọa Tiến sĩ Dhammapiya, Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Phật giáo Quốc tế, một phái đoàn từ cộng đồng Phật giáo đã gặp Thủ hiến bang Tripura Biplab Kumar Deb vào tuần trước để thảo luận về vấn đề này.
Ngày 06/01/2019, phát biểu với tờ The Indian Express, Thượng tọa Tiến sĩ Dhammapiya, Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Phật giáo Quốc tế, một phái đoàn từ cộng đồng Phật giáo đã gặp Thủ hiến bang Tripura Biplab Kumar Deb vào tuần trước để thảo luận về vấn đề này.
Chúng tôi đã yêu cầu Chính quyền tiểu bang Tripura hợp pháp hóa pháp nhân, pháp lý trường Đại học Phật giáo này, sau đó, chúng tôi sẽ đệ trình lên Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ để có sự chuẩn y chính thức.
Thượng tọa Tiến sĩ Dhammapiya, người Sáng lập và Chủ tịch Quỹ Giáo dục Bahujana Hitaya & Dhamma Dipa Foundation (Bahujana Hitaya Educational Trust & Dhamma Dipa Foundation ) tại Manubankul ở quận Nam Tripura, cách Agartala 130 km vài năm trước.
Ông đã được sự tín nhiệm và được cộng đồng Phật giáo nhất trí bầu chức Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Phật giáo Quốc tế - một Cơ quan Phật giáo Quốc tế của các nhà lãnh đạo Phật giáo thế giới vào tháng 12 năm 2017 tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ.
Phát biểu trong cuộc thảo luận, TT Dhammapiya chia sẻ rằng, có rất nhiều sinh viên quan tâm đến việc nghiên cứu Văn hóa Phật giáo trong các nghiên cứu Đông Nam Á, nhưng các tổ chức học thuật được thành lập cho đến nay đã không đủ sức thu hút họ.
Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Phật giáo Quốc tế, cũng cho biết: “Một trường Đại học Phật giáo như thế có thể hoạt động hoàn hảo nếu được thành lập ở Đông Bắc Ấn Độ kể từ khi khu vực này có chung nối quan hệ văn hóa với các quốc gia Đông Nam Á liền kề.
Ở Ấn Độ, chúng tôi có mối quan hệ văn hóa với các quốc gia Đông Nam Á. Người dân từ các quốc gia này đã yêu cầu chúng tôi có một tổ chức giáo dục Phật giáo tại Ấn Độ với các cơ sở hạ tầng tốt.
Chúng tôi đang xem xét để xây dựng cơ sở giáo dục tại vùng Đông Bắc Ấn Độ, đặc biệt ở tiểu bang Tripura, ở đây chúng tôi gần gũi hơn về mặt văn hóa.
Ước tính sơ bộ có khoảng 100 rupee có thể được chi cho dự án. Toàn bộ chi phí do xã hội hóa bởi cộng đồng Phật giáo đóng góp.
Chúng tôi hy vọng sẽ có các nhà hoạch định hàng đầu từ Malayasia thực hiện kế hoạch cho việc này. Vì vậy, chi tiêu cuối cùng vẫn chưa được ước tính. Chúng tôi sẽ yêu cầu cộng đồng Phật giáo tiếp tục đóng góp công sức và tài vật”.
GN - Theo đó, dự thảo xây dựng Trường Đại học Phật giáo Khangchendzonga (Khangchendzonga Buddhist University - KBU) tại bang Sikkim (Đông bắc Ấn Độ) vừa được Quốc hội nước này thông qua hồi cuối tháng 9.
Sau khi hoàn thành thủ tục xây dựng và đi vào hoạt động, đây sẽ là trường đại học Phật giáo tư thục đầu tiên tại Ấn Độ và bang Sikkim.
Tượng Đức Phật tại Rabangla, bang Sikkim (Đông bắc Ấn Độ)
Trong một thông cáo báo chí vừa qua, lãnh đạo bang Sikkim, Prem Singh Tamang đã bày tỏ lòng biết ơn đối với các thành viên của Quốc hội vì đã thông qua dự thảo thành lập trường: “Dự án xây dựng trường Phật học cấp bậc đại học tại bang Sikkim được phê duyệt sẽ giúp nâng hệ thống giáo dục bang lên một tầm cao mới trong lĩnh vực giáo dục đào tạo tại Ấn Độ và trên thế giới”, theo Summit Times.
Được biết, song song với trọng tâm phát triển và lan tỏa Phật giáo trong cộng đồng người dân sở tại thông qua các chương trình Phật học, trường cũng là nơi đào tạo, cung cấp đội ngũ giáo viên cho địa phương và khu vực với “các mô hình giáo dục tân tiến và chương trình đào tạo nghề đa dạng, thúc đẩy sự sáng tạo và khai phóng - tạo điều kiện để sinh viên các tầng cấp thấp hơn trong xã hội Ấn Độ có thể theo học và trang bị năng lực nghề nghiệp tương lai”.
Ngoài chuyên ngành Phật học, Đại học KBU còn mở rộng đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật tự do, khoa học xã hội, du lịch và khách sạn - nhà hàng, kiến trúc, y khoa…; hoạt động trong khuôn khổ của Hướng dẫn về Chính sách Giáo dục Quốc gia Ấn Độ, đáp ứng Các mục tiêu Phát triển bền vững chất lượng giáo dục, tăng trưởng kinh tế trong cộng đồng và tại các thành phố lớn của nước này.
Sikkim là một bang đa chủng tộc và ngôn ngữ của Ấn Độ, giáp biên giới các nước Bhutan, Nepal và Tây Tạng. Theo thống kê năm 2011, hơn 27% dân số bang Sikkim theo Phật giáo và truyền thống Kim cương thừa có ảnh hưởng khá sâu sắc trong đời sống người dân nơi đây.
(theo Summit Times, The Times of India)