Thầy Thích Pháp Hoà Ở Đâu Canada

Thầy Thích Pháp Hoà Ở Đâu Canada

Pháp Thoại Chánh niệm là nguồn hạnh phúc được Thầy Thích Pháp Hoà thuyết giảng vào ngày 15/06/2023 tại Chùa Huê Lâm (Fitchburg, Massachusetts, USA) Chánh niệm hay chính niệm (tiếnɡ Trunɡ: 正念, tiếnɡ Pali: sammā-sati, tiếnɡ Phạn: samyak-smṛti): Chánh niệm là một tronɡ tám chi phần quan trọnɡ của Bát chánh đạo, là sự tỉnh ɡiác, khônɡ quên niệm, biết rõ các pháp một ... Xem chi tiết

Pháp Thoại Chánh niệm là nguồn hạnh phúc được Thầy Thích Pháp Hoà thuyết giảng vào ngày 15/06/2023 tại Chùa Huê Lâm (Fitchburg, Massachusetts, USA) Chánh niệm hay chính niệm (tiếnɡ Trunɡ: 正念, tiếnɡ Pali: sammā-sati, tiếnɡ Phạn: samyak-smṛti): Chánh niệm là một tronɡ tám chi phần quan trọnɡ của Bát chánh đạo, là sự tỉnh ɡiác, khônɡ quên niệm, biết rõ các pháp một ... Xem chi tiết

(VNTB) – “Không dấu hiệu nào về chính trị” để cho Hà Nội ngại ngần về thầy Thích Pháp Hòa

“Đường không cách trở bao nhiêu

Cò bay thì được, tôi về thì không”…

(Buồng cau quê ngoại, tân cổ Thu An)

Đó là trải lòng của nhà sư Thích Pháp Hòa trong một Pháp thoại ở Thái Lan đầu tháng 3-2024. Tâm sự này ở một nhà sư đã gây xúc động với tất cả thính giả ở khán phòng. Vì lẽ tế nhị nào đó, thầy Pháp Hòa không nêu cụ thể lý do vì sao mà nhà nước Việt Nam “không hoan nghênh” về sự trở về này.

Một Phật tử có nhận xét: “Thầy Pháp Hòa không thuyết giảng đức tin tôn giáo. Thầy dùng Phật pháp và những chánh niệm đạo pháp như phương tiện để chuyển tải những thông điệp ý nghĩa và lẽ sống bác ái, dạy người nghe biết tự chế ngự tâm tính mình. Người nghe như bị lôi cuốn những chánh pháp từ bi, hướng thiện, được truyền đạt bằng một ngôn ngữ Việt giản dị, chân thành lại dí dỏm nhưng đầy uyên thâm, trí tuệ. Chứa đựng đủ những điển tích, thi văn, lịch sử.

Phật tử nghe càng thấm nhuần, hiểu hơn lời Phật dạy để sống tịnh mặc với chân lẽ đó. Còn chẳng phải Phật tử, người nghe vẫn cảm nhận sâu xa con đường dẫn đến sự bình an tâm hồn. Đó là lý do hàng triệu người Việt trong và ngoài nước đã đến với thầy Pháp Hòa trong vài năm qua và ngày càng đông đảo hơn”.

Thầy Pháp Hòa không kêu gọi “cúng dường”, và cũng không… ngợi ca thể chế chính trị đương thời ở Việt Nam như nhiều nhà sư quốc doanh tại quê nhà răm rắp phụng sự theo tôn chỉ “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”.

Tuy vậy lý lịch tóm lược cho thấy “không dấu hiệu nào về chính trị” để tạo cho Hà Nội sự ngại ngần về thầy Thích Pháp Hòa, ngoại trừ sự nổi tiếng với đông đảo ‘fan’ hâm mộ: Thầy sinh năm 1974 tại Cần Thơ. Thầy là con trưởng trong gia đình có hai người con trai. Năm lên 6 tuổi, cha thầy đã sang Canada định cư. Đến năm 12 tuổi thì mẹ, thầy và em trai mới được bảo lãnh sang Canada. Tuy sống tại nước ngoài nhưng thầy đã duyên với Phật pháp từ bé.

Sau khi được làm lễ quy y Tam Bảo, thầy Pháp Hòa đã nhờ mẹ lập bàn thờ Phật để hàng đêm đọc kinh, cúng dường. 15 tuổi, khi đã đủ hạnh nguyên, thầy Pháp Hòa chính thức xuất gia tu hành với Thượng tọa Thích Thiện Tâm (hiện nay là Hòa thượng, Viện chủ tu viện Trúc Lâm và tu viện Tây Thiên ở Canada).

Năm 1994, khi tròn 20 tuổi, thầy Thích Pháp Hòa chính thức được thọ ký tỳ kheo tại làng Mai (Pháp) trong sự kiện Đài giới đàn Hương Tích của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Năm 1999, thầy được Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền đăng với bài kệ pháp: “Pháp đã trao lòng từ vàng thuở, hòa quang tiếp độ khắp quầng sân/Sen nở rạng ngời tròn chẳng nhiễm, độ hết muôn phương chốn hữu tình”.

Năm 2006, thầy được tấn phong là trụ trì của Trúc Lâm Thiền Viện. Năm 2007, thầy làm trụ trì của Tây Phương Thiền Viện, và được bầu làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Edmonton (Canada). Đến nay, thầy Thích Pháp Hòa cũng là một trong những số ít bậc tu hành sinh sống tại nước ngoài nhưng vẫn được lòng quý Phật tử trong nước.

Các bài thuyết giảng của thầy Pháp Hòa có nhiều chủ đề khác nhau: từ tình cảm gia đình đến tình yêu đôi lứa, từ lòng từ bi hỷ xả đến sự thù hận, hờn ghét,… đều được khéo léo lồng ghép với nhau để gần gũi với đại chúng. Thông qua đó, người nghe sẽ có dịp được mở mang góc nhìn và chiêm nghiệm về những vấn đề khác trong cuộc sống.

Từ đây tư tưởng và triết lý sâu xa của Phật giáo cũng được thấm nhuần một cách bền bỉ dưới hình thức kể chuyện gần gũi, thân thiện của thầy.

Trong giao tiếp, đặc biệt là thầy Pháp Hòa thường dùng nhân xưng “Pháp Hòa” hay “em” trong các Pháp thoại mà không xưng “thầy” như nhiều nhà tu hành khác. Thầy luôn gọi các Phật tử là “đại chúng”.

Ở chuyến hoằng pháp tại Thái Lan đầu xuân Giáp Thìn, theo ghi nhận có thầy Thích Minh Phú, Phó ban Từ thiện Xã hội Phật giáo TP.HCM cùng Phật tử chùa Tường Nguyên (quận 4) đón thầy Pháp Hòa ở sân bay Thái Lan.

Trở lại với câu ca “cò bay thì được, tôi về thì không…”.

Ngày 10-11-2023, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang ký ban hành Quyết định số 1334/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới”. Theo đó ở phần “Phương châm” có nhấn hai ý là, “Các chính sách, quy định, biện pháp nhằm phát huy nguồn lực của NVNONN cần mạnh dạn, có đột phá, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của đông đảo NVNONN.

Kết hợp hài hòa giữa công tác thu hút với công tác bồi dưỡng, hỗ trợ, phát triển nguồn lực NVNONN vì mục tiêu lâu dài”.

Và phương châm thứ ba lại là… răn đe: “Trong khi tranh thủ nguồn lực kiều bào, tiếp tục tăng cường cảnh giác, kiên quyết đấu tranh đối với các âm mưu và hành động khống chế cộng đồng, lợi dụng cộng đồng để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Từ những gì đã nêu ở Đề án này, để chứng minh rằng người cộng sản nói là làm, thiết nghĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần thiết “ủy quyền” cho một ngôi thiền tự nào đó ở Việt Nam đứng ra tổ chức các buổi hoằng pháp, với diễn giả chính là sư thầy Thích Pháp Hòa. Đây sẽ là một hành động thuận lòng dân, và giúp xóa dần cách nghĩ lâu nay là thể chế này “tự do tôn giáo” luôn mang… “định hướng chính trị” nặng tính thù địch.

Ấn tượng nhất về Thầy Thích Pháp Hòa trong lòng các Phật tử.

Thầy Thích Pháp Hòa là một trong những Thầy Chùa trẻ được rất nhiều Phật tử trong nước và kiều bào ở nước ngoài mến mộ. Tuy không phải ai cũng có đủ cơ duyên để được gặp hoặc được nghe Thầy giảng Pháp trực tiếp, nhưng thông qua mạng internet, những bài giảng của Thầy, chắc hẳn ai cũng cảm thấy rất ấn tượng, bởi diện mạo, phong thái điềm đạm, từ tốn, chất giọng truyền cảm nhẹ nhàng của thầy.

Nhờ tu, học Phật từ khi còn nhỏ cùng với tấm lòng tôn kính thiết tha phụng sự Tam Bảo, Thầy Thích Pháp Hòa đã miệt mài học tập và thường xuyên thuyết giảng, đem Phật Pháp đến gần hơn với hàng vạn Phật tử gần xa. Chủ đề Thầy thuyết giảng rất tinh túy, đề cập tới nhiều khía cạnh trong đời sống thường nhật. Trong các bài thuyết giảng, dù mở đầu bằng chủ đề gì thì Thầy cũng vẫn rất sáng tạo, khéo léo sắp đặt ngôn từ và tinh thần Phật Pháp trong chủ đề đó một cách rất sâu sắc, nhưng Phật tử vẫn cực kỳ dễ hiểu và dễ tiếp cận. Chính nhờ những bài thuyết giảng nổi tiếng như, “Sống đơn giản khó hay dễ”, “An trú trong hiện tại”, “Khó dễ trong đời”, “Buông” và rất nhiều buổi vấn đáp như  “ Số và nghiệp”, “Hiểu sâu thương lớn”, mà Thầy Thích Pháp Hòa đã giúp cho đa số Phật tử, tháo gỡ được những điều còn đang bối rối trong cuộc sống nhân sinh, thêm điểm tựa vững tin vào những điều thiện lành trong cuộc sống, tự tu sửa mình, biết cách đối diện với những điều đang còn bế tắc để sống an nhiên, được nhiều lợi lạc.

Tiểu sử Thầy Thích Pháp Hòa là ai?

Thầy Thích Pháp Hòa sinh năm 1974, sinh quán tại quê hương Cần Thơ. Thầy là con lớn trong gia đình, dưới Thầy là một người em trai. Năm Thầy Pháp Hòa lên 6 tuổi, Cha của Thầy đã xuất cảnh sang Canada. Sau đó, năm 1986 khi Thầy Pháp Hòa 12 tuổi, thì Mẹ, Thầy và em trai mới được Cha bảo lãnh sang Canada để cả gia đình đoàn tụ.

Ngay từ nhỏ, Thầy Pháp Hòa đã thể hiện là một người có căn duyên với Phật Pháp. Cụ thể là năm 2017 trong một buổi thuyết giảng có chủ đề “Bốn loại ngã chấp”, khi mở đầu buổi giảng Pháp, để nói về thiện căn Bồ Đề ở trong mỗi con người, Thầy đã chia sẻ câu chuyện từ hồi nhỏ của chính mình. Đó là, vào một ngày rằm tháng giêng năm Thầy mới 7 tuổi, Thầy được Thân Mẫu dẫn đi lễ chùa. Đây cũng là lần đầu tiên Thầy được đi lễ chùa sau rất nhiều lần Thầy năn nỉ Mẹ cho đi. Ngôi chùa hồi đó, nói đúng  ra là một ngôi Tịnh Xá nhỏ, có tên là Chùa Ngọc Thuận ở Cần Thơ. Tuổi còn nhỏ nên chưa hiểu chuyện nhưng sau một hồi quan sát, Thầy thấy rằng ai tới Chùa cũng được gọi bằng một cái tên Pháp Danh rất hay. Thấy vậy, Thầy Pháp Hòa mới tới gần một vị Sư Già tại Chùa và nói hồn nhiên rằng “Sư ơi Sư con cũng muốn có tên đẹp”. Thấy vậy, vị Sư Già cười và nói với Thầy rằng “Con hãy chắp tay quỳ xuống lạy Phật đi rồi Sư sẽ quy y cho”. Thầy Pháp Hòa đã làm theo nói và chắp tay quỳ xuống lạy Phật, chính thức ngày hôm đó Thầy được quy y Tam Bảo, và được Sư Già đặt Pháp Danh cho Thầy là Huệ Tài. Để nhận Pháp Danh, nhà Sư trụ trì đã ghi Pháp Danh đó lên một tờ giấy quy y nhỏ, trên tờ giấy có đề một bài thơ quy y, mà tới mãi sau này khi Thầy kể lại, Thầy Pháp Hòa vẫn đọc từng câu từng chữ rất rành rọt:

“Huệ Tài đáng khen trí minh quang, Giữ giới quy y đắc vẹn toàn. Ngũ giới cấm nhìn theo nẻo chính, Tam quy trao luyện hết mê tà. Trì trai niệm Phật chọn chuyên phúc, Tu hành bố thí khỏi đọa xa. Nay gặp đạo lành nhanh chở góp, Nương về tam bảo đúng nhà ta.”

Sau khi được Sư Già làm lễ quy y Tam Bảo xong, Thầy Pháp Hòa vẫn lém lỉnh thỉnh cầu với Sư Già thêm một tâm nguyện nữa, “Sư ơi, quy y Tam Bảo rồi, bây giờ con muốn thờ Phật. Con muốn thờ Phật Thích ca, thờ Phật Di lặc, thờ Phật A Di Đà, con muốn thờ Quán Thế Âm Bồ Tát”. Thấy cậu bé còn nhỏ nhưng lại rất có duyên với nhà Phật, nên về sau Sư Già cũng tìm đúng 4 bức hình Phật như cậu thỉnh cầu và căn dặn thêm, con đã thờ Phật thì phải phát nguyện ăn chay 10 ngày trong mỗi tháng. Thầy Pháp Hòa sau đó về đã thực hành đúng theo như lời Sư dạy, nhờ Thân Mẫu lập cho bàn thờ Phật ở tại gia để hàng đêm tập đọc kinh, cúng dàng.

Không chỉ thế, mà hàng tháng nhà Chùa sẽ tổ chức 4 ngày cúng hội thì Thầy Pháp Hòa đều rất nhớ để qua. Lần nào đến Chùa Thầy cũng sẽ tới lạy Phật Quán Thế Âm Bồ Tát trước tiên, rồi xin bao sái tượng Phật và cầu xin Phật gia hộ cho mình được tu tập thật giỏi. Nhờ thế, Thầy Pháp Hòa đã được các nhà Sư trong Chùa hết lòng quý mến, cho đọc sách, và dạy thêm cho nhiều nghi thức trong nhà Phật. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhờ chăm chỉ siêng năng học tập mà Thầy đã đọc thuộc lòng rất nhiều cuốn Kinh sách quý, như Nghi thức tụng niệm và Kinh A di đà…

Năm 1989, lúc này Thầy Pháp Hòa đã định cư bên Canada cùng Bố Mẹ được 3 năm. Tuy là sống ở nước ngoài nhưng thói quen đi lễ Chùa, đọc Kinh sách Phật, Thầy vẫn duy trì đều đặn. Nhờ vậy mà đến năm Thầy Pháp Hòa 15 tuổi, khi cửa Thiền đã kết đủ duyên lành, Thầy Pháp Hòa đã chính thức xuống tóc xuất gia, tu tập dưới sự dẫn dắt của Thượng Tọa Thích Thiện Tâm (hiện tại Thượng Tọa Thích Thiện Tâm là Hòa Thượng Viện Chủ Tu Viện Trúc Lâm và Tu Viện Tây Thiên ở Canada).

Năm 1994, khi đã tròn 20 tuổi, trong một sự kiện Đại Giới Đàn Hương Tích của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Tại làng Mai (Pháp), Thầy Thích Pháp Hòa chính thức được thọ ký Tỳ Kheo.

Năm 1999, Thầy Pháp Hòa rất vinh dự được Thiền Sư Thích Nhất Hạnh truyền Đăng với bài kệ pháp:

“Pháp đã trao tâm từ vàng thuở, Hào quang tiếp độ cả quầng sân. Sen nở rạng ngời tròn không nhiễm, Độ hết mười phương chốn hữu tình.”

Khả năng tự tu tập và trau dồi kiến thức rất tốt, kết hợp với tài năng đức độ của bản thân. Thầy Thích Pháp Hòa đã có rất nhiều bước tiến lớn trên con đường Phật sự. Tới năm 2006, Thầy Thích Pháp Hòa đã chính thức được tấn phong làm trụ trì tại Trúc Lâm Thiền Viện (Tu viện Trúc Lâm Canada). Qua một năm sau (2007), Thầy được giao thêm trọng trách trụ trì Tây Phương Thiền Viện, đồng thời Thầy được bầu làm Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Điều Tra Phật Học Edmonton tại (Canada).