Sự mất cân đối trong cung ứng lao động và tình trạng thừa thầy, thiếu thợ vẫn tồn tại trong thị trường cung ứng lao động Việt Nam.
Sự mất cân đối trong cung ứng lao động và tình trạng thừa thầy, thiếu thợ vẫn tồn tại trong thị trường cung ứng lao động Việt Nam.
Các đơn hàng nông nghiệp luôn nhận được sự quan tâm của lao động Việt Nam, đặc biệt là những lao động có kinh nghiệm làm nông nghiệp.Điều kiện tham gia xuất khẩu lao động ngành nông nghiệp bấm xem thêm Điều kiện XKLĐ Nhật Bản mới nhất 2021
Mức lương của xuất khẩu lao động ngành nông nghiệp là bao nhiêu tiền ? tại công ty cổ phần kjvc việt nam đang có đơn hàng nông nghiệp nào ?
video công nghệ trồng rau trong nhà kính tại Nhật Bản
Kết luận công việc nông nghiệp tại Nhật Bản khác rất nhiều so với tại Việt Nam. Người Nhật làm nôn nghiệp theo hướng công nghiệp hóa có nhà xưởng sản xuất ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Thực tập sinh Việt Nam nếu đi ngành ngày ưu điểm lương cao hơn các ngành nghề khác, ngành nông nghiệp cũng là ngành sản xuất chủ đạo của nước ta nên dễ dàng có thể tiếp thu kiến thức nhanh phù hợp với đa số thực tập sinh Việt Nam. Quý học sinh và phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu đi xklđ ngành nông nghiệp có thể liên hệ Công ty cổ phần KJVC Việt Nam.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động: Vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng mức độ giảm dần
Trong báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội quý I năm 2022 công bố ngày 29/3 của Tổng cục Thống kê (GSO - Bộ Kế hoạch và Đầu tư), riêng về lĩnh vực lao động-việc làm, cơ quan thống kê quốc gia nhận định, chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 giúp cho thị trường lao động quý I năm 2022 có nhiều tín hiệu khởi sắc.
Trong quý I/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Các bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện đồng bộ các giải pháp. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ đã phát huy tác động, hiệu quả, tạo động lực khôi phục và phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Kinh tế-xã hội 3 tháng đầu năm 2022 của nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều giảm so với quý trước, tuy vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng mức độ giảm dần.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý I năm 2022 ước tính là 51,2 triệu người, tăng 441,1 nghìn người so với quý trước và tăng 158,9 nghìn người so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt 68,1%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; lao động 15 tuổi trở lên có việc làm ước tính là 50 triệu người, tăng 132,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước quý I năm 2022 ước tính là 2,46%. Con số này cao hơn so với cùng kỳ của quý I năm 2021 (2,42%) và quý I năm 2020 (2,22%). Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,88%; khu vực nông thôn là 2,19%.
Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của cả nước quý I năm 2022 ước tính là 3,01%. Trong đó, tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 2,39%; khu vực nông thôn là 3,40%.
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản quý I năm 2022 ước tính là 56,2%, trong đó khu vực thành thị là 48,1%; khu vực nông thôn là 62,9% (quý I năm 2021 tương ứng là 57,1%; 48,4%; 64,3%).
Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương trong quý I năm 2022 ước tính là 7,3 triệu đồng/tháng, tăng 1,2 triệu đồng so với quý trước và tăng 119 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập của lao động nam là 7,7 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 6,8 triệu đồng/tháng.
Nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội cho người dân
Trong quý I năm nay, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát mạnh, đặc biệt tại một số địa phương phía bắc.
Theo kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư, quý I năm nay, tỷ lệ hộ có thu nhập giảm so với cùng kỳ năm trước là 26,9%. Có tới 86,7% hộ gia đình đánh giá thu nhập giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tỷ lệ hộ có thu nhập không thay đổi là 43,4% và tỷ lệ hộ có thu nhập tăng là 29,7%.
Bên cạnh đó, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng phần lớn đến đời sống dân cư khi có tới 76,1% hộ đang phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Chỉ có 2,3% hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh khác và 2,2% hộ gia đình chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng.
3 tháng đầu năm 2022 cũng là thời điểm diễn ra Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Do vậy, đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội được chính quyền các cấp quan tâm thực hiện.
Trong quý I, kinh phí quà tặng các đối tượng bảo trợ xã hội từ nguồn ngân sách và xã hội hóa là gần 1.000 tỷ đồng. Tổng giá trị tiền và quà thăm hỏi và các hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đạt gần 1,3 nghìn tỷ đồng; dành cho các đối tượng ưu đãi là người có công, thân nhân người có công với cách mạng là gần 2,1 nghìn tỷ đồng. Kinh phí hỗ trợ tình hình đột biến, bất thường (thiên tai, bão lũ…) phát sinh tại địa phương gần 1,9 nghìn tỷ đồng.
Thêm vào đó, hơn 25,5 triệu thẻ bảo hiểm y tế/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát, tặng cho các đối tượng chính sách trên địa bàn cả nước.
Đồng thời, các gói hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tiếp tục được thực hiện. Cụ thể, tính đến ngày 22/3/2022, gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 và Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 của Chính phủ đạt gần 40,6 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho 35,6 triệu lượt người lao động và 378,9 nghìn đơn vị sử dụng lao động/hộ kinh doanh.
Cùng với đó, gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ đạt gần 38,6 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 13 triệu lượt lao động và 363,6 nghìn đơn vị/hộ kinh doanh sử dụng lao động.
Ngoài ra, để bảo đảm người dân không bị ảnh hưởng do thiếu đói giáp hạt, ngày 15/3/2022 Chính phủ ban hành Quyết định số 340/QĐ-TTg cấp xuất hơn 1.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Sơn La và Điện Biên.
Với thời gian làm việc 8 giờ/ngày và hưởng mức lương cơ bản khoảng 80 USD/ngày, thị trường Mỹ - được đánh giá là một trong những thị trường cao cấp và rất hấp dẫn người lao động - đã sẵn sàng mở cửa tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp và nhà máy.
Hiện nay người dân rất quan tâm đến việc sang Mỹ làm việc. Ông nhận định thế nào về thị trường này?
Qua nghiên cứu thị trường Mỹ cho thấy, Mỹ là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, dân số luôn ổn định, vì vậy lực lượng lao động thiếu hụt trong nhiều ngành nghề, từ lao động giản đơn đến lao động kỹ thuật cao.
Đây là thị trường đầy tiềm năng, điều kiện sinh hoạt cũng như làm việc tốt, thu nhập cao. Việc đưa lao động sang Mỹ là rất có triển vọng.
Liệu lao động Việt Nam có đáp ứng được những yêu cầu của thị trường Mỹ không?
Hiện nay, yêu cầu về ngôn ngữ đang là trở ngại lớn nhất đối với lao động của chúng ta. So với một số thị trường xuất khẩu lao động cao cấp khác thì thị trường Mỹ không khắt khe bằng, những điều kiện đưa ra cũng khá ngặt nghèo, đặc biệt là đối với những lao động phổ thông.
Những điều kiện ngặt nghèo đó cụ thể là thế nào?
Mỗi một lao động vào Mỹ làm việc là một loại visa. Thứ nhất, visa H1A dành cho lao động nghề y tá. Để được nhập cảnh vào Mỹ làm nghề y tá, người lao động phải có bằng y tá được Mỹ công nhận và trình độ tiếng Anh đạt TOEFL 550. Thời hạn hợp đồng 3 năm và được gia hạn thêm.
Thứ hai, visa H1B dành cho lao động có trình độ cao. Những lao động này có thể làm việc ở Mỹ tối đa 6 năm.
Thứ ba, visa H2A và H2B dành cho lao động tay nghề thấp, làm việc trong ngành nông nghiệp và một số ngành phi nông nghiệp, thời hạn hợp đồng dưới 1 năm.
Điều kiện cấp visa cho loại lao động này tương đối khắt khe. Theo quy định của Mỹ, khi hết hợp đồng, lao động nước ngoài phải xuất cảnh khỏi Mỹ và có được quay lại tiếp hợp đồng hay có được gia hạn visa hay không phụ thuộc vào quan hệ của người sử dụng lao động với các cơ quan chức năng của Mỹ.
Thứ tư, visa H3 dành cho người nhập cảnh vào Mỹ theo chương trình tu nghiệp sinh. Thứ năm, visa L1 dành cho người nước ngoài vào Mỹ làm công tác quản lý chi nhánh doanh nghiệp.
Việt Nam sẽ đưa lao động sang làm việc trong các lĩnh vực ngành nghề nào?
Qua khảo sát thẩm định và khả thi, chúng tôi đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp khai thác thị trường này. Trước mắt đề nghị Thủ tướng cho phép tổ chức thí điểm đưa lao động nông nghiệp và lao động nhà máy sang Mỹ làm việc, đồng thời đề xuất phương án xây dựng, triển khai đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và lao động y tế.
Trong năm 2006, đã có một số doanh nghiệp nỗ lực khai thác và tìm kiếm được đối tác để đưa lao động sang Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh hợp đồng không chặt chẽ thì chi phí người lao động phải nộp quá cao (14.000 USD/người) nên hợp đồng không được chúng tôi thẩm định.
Việc đồng ý cho phép Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC và Trung tâm Xuất khẩu lao động Viracimex được đưa lao động sang Mỹ thí điểm là do hợp đồng của hai công ty này rất chặt chẽ, trong đó nói rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của các bên tham gia. Cùng đó là phía Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng đồng tình với những hợp đồng này.
Ngoài ra, tổng chi phí người lao động nộp cũng thấp hơn, khoảng 6.000 - 7.000 USD/người.
Thưa ông, lương và thời gian làm việc tại Mỹ sẽ được tính toán như thế nào?
Đối với lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tuỳ theo từng bang ở Mỹ, lương cơ bản khoảng 7,4-10 USD/giờ. Lao động làm việc 8 giờ/ngày và mỗi tuần làm 6 ngày. Thời hạn hợp đồng 1 năm, được chủ sử dụng miễn phí chỗ ở và 2 lượt vé máy bay đi về.
Theo tính toán, thu nhập của người lao động sau khi trừ đi các chi phí sẽ còn khoảng 10.000 – 12.000 USD/năm. Hợp đồng lao động phi nông nghiệp, làm các công việc giản đơn trong nhà máy và dịch vụ có thu nhập cao hơn một chút.
Đối với lao động y tá, điều dưỡng, tuỳ từng công việc, lương cơ bản khoảng 5.000 – 8.000 USD/tháng, lao động làm việc 8 giờ/ngày, thời hạn visa là 3 năm và có thể gia hạn.
Mỹ là thị trường hấp dẫn và cũng rất nhạy cảm bởi lao động dễ bỏ trốn. Điều này đã được tính đến chưa?
Chống trốn là nội dung quan trọng mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nước chỉ đạo các doanh nghiệp thí điểm phải thực hiện hết sức nghiêm túc.
Phải tuyển chọn đúng đối tượng, đúng công việc. Phải đưa ra các biện pháp ràng buộc trách nhiệm của người lao động. Kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh nếu có và quản lý chặt chẽ lao động trong thời gian làm việc ở Mỹ. Các doanh nghiệp không được tuyển lao động qua trung gian gây thêm tốn kém cho người lao động.