TTBD - Có thể nói rằng, hiếm thấy trong lịch sử có một con người nào mà tên tuổi và sự nghiệp lại gắn bó với vận mệnh của cả dân tộc, cả đất nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể tìm thấy hình ảnh Người trong tâm trí của mỗi người dân và cũng có thể tìm thấy số phận của mỗi người dân trong từng suy nghĩ và hành động của Người. “Bác Hồ”- đó là cái tên trìu mến nhất, thiêng liêng nhất mà dân tộc Việt Nam đã dành để gọi vị lãnh tụ kính yêu của mình, người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc của cách mạng Việt Nam. Người đã để lại cho dân tộc và thời đại một di sản vô giá - tư tưởng Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức, trí tuệ Hồ Chí Minh.
TTBD - Có thể nói rằng, hiếm thấy trong lịch sử có một con người nào mà tên tuổi và sự nghiệp lại gắn bó với vận mệnh của cả dân tộc, cả đất nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể tìm thấy hình ảnh Người trong tâm trí của mỗi người dân và cũng có thể tìm thấy số phận của mỗi người dân trong từng suy nghĩ và hành động của Người. “Bác Hồ”- đó là cái tên trìu mến nhất, thiêng liêng nhất mà dân tộc Việt Nam đã dành để gọi vị lãnh tụ kính yêu của mình, người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc của cách mạng Việt Nam. Người đã để lại cho dân tộc và thời đại một di sản vô giá - tư tưởng Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức, trí tuệ Hồ Chí Minh.
Tham khảo ngay top 10 sách luyện đọc tiếng Anh được nhiều phụ huynh tin tưởng và sử dụng cho các bé từ 6 tuổi trở lên.
Star Reader là sách luyện đọc tiếng Anh cho trẻ 6 tuổi với hơn 35 bài học dưới dạng truyện tranh. Hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu, thiết kế khoa học giúp bé có hứng thú học tập hơn. Star Reader giúp trẻ tăng khả năng tiếp thu tiếng Anh, ghi nhớ có hệ thống và vận dụng được kiến thức đã học.
Cuốn sách Star Reader dành cho học sinh tiểu học
Chọn sách luyện đọc tiếng Anh phù hợp cho bé
Trên thị trường hiện nay có nhiều bộ sách luyện đọc tiếng Anh cho trẻ tiểu học. Để chọn được bộ sách chất lượng, phù hợp nhất, bạn có thể tham khảo các tiêu chí sau:
Bài viết trên đã giới thiệu tới bạn những bộ sách luyện đọc tiếng Anh cho bé từ 6 tuổi chất lượng nhất. Những bộ sách này sẽ tạo ra môi trường học tập tích cực và hiệu quả, giúp bé phát triển khả năng học tiếng Anh. Truy cập ngay Website của E-talk để được tư vấn chi tiết hơn về các khóa học tiếng Anh cho trẻ nhé.
Link download miễn phí sách TẠI ĐÂY
Tự hào được thực hiện bằng ♥ ở Ba Lan
Quần đảo Palau từ chối cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan dù bị Trung Quốc gây áp lực, chấp nhận ngành du lịch chịu suy thoái lớn.
Palau gồm hơn 500 đảo nhỏ, nằm ở tây bắc Thái Bình Dương, vây quanh là Philippines, Guam, Indonesia và Papua New Guinea. Ảnh: Guardian.
Mặc áo phông Hawaii, tay cầm cốc trà đá, Ongerung Kambes Kesolei ngồi ở một quán bar nhìn ra bể bơi khách sạn vào một chiều chủ nhật yên ả. Trên đầu ông, vài cái quạt khẽ đung đưa, thổi không khí ẩm mát từ biển vào.
Tuy nhiên, không phải mọi thứ ở Palau đều yên tĩnh như khung cảnh ấy. Đảo quốc nhỏ bé trông như dấu chấm trên bản đồ góc tây bắc Thái Bình Dương, với dân số vẻn vẹn hơn 20.000. Theo Kesolei, hòn đảo quê hương đang nằm giữa tâm điểm của trận đấu địa chính trị với một trong những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, theo Guardian.
"Họ (Trung Quốc) muốn làm suy giảm ảnh hưởng của (lãnh đạo Đài Loan) Thái Anh Văn và đó là trận đấu mà Palau đang ở giữa", Kesolei, biên tập viên của một trong hai tờ báo chính tại Palau nhận định.
Palau là một trong số 17 quốc gia từ chối cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để chuyển sang Trung Quốc. Quần đảo này nằm dưới sự quản lý của Mỹ tới khi giành độc lập năm 1994 và công nhận quan hệ ngoại giao với Đài Loan năm 1999. Vài năm sau, đảo quốc này trở thành "con cưng" của cả Bắc Kinh lẫn chính quyền Đài Loan.
"Người Palau nào cũng có chuyện để kể về Đài Loan, như từng du lịch đến đó, hay đi du học, hoặc đi chữa bệnh", Kesolei nói về tình hữu nghị bền chặt 20 năm giữa Palau và Đài Loan.
Tuy nhiên, các đồng minh của Đài Loan đang dần ít đi vì Trung Quốc gây áp lực buộc Đài Loan phải thừa nhận chính sách một Trung Quốc. El Salvador đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào tháng trước, còn Burkina Faso và Cộng hòa Dominica đã cắt đứt quan hệ hồi đầu năm nay.
Những quốc gia tiếp tục công nhận Đài Loan - đặc biệt là 6 đồng minh của Đài Loan tại Thái Bình Dương, nơi Bắc Kinh đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng, cảm thấy vô cùng áp lực.
Đối với hòn đảo Palau nhỏ bé, nơi du lịch chiếm hơn 42% GDP, áp lực này đến từ cái mà người dân địa phương gọi là "lệnh cấm của Trung Quốc". Tháng 11/2017, chính phủ Trung Quốc cấm các công ty du lịch bán tour đi Palau.
Leilani Reklai - chủ tịch hiệp hội du lịch Palau. Ảnh: Guardian.
Evan Rees, chuyên gia phân tích tình hình châu Á - Thái Bình Dương của tổ chức Stratfor cho hay Bắc Kinh thường dùng những lệnh cấm như vậy làm lợi thế chính trị. Năm ngoái, chính quyền Trung Quốc cấm người dân tới Hàn Quốc du lịch sau khi Seoul cho phép triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Lệnh cấm ảnh hưởng nghiêm trọng tới du lịch Hàn Quốc suốt kỳ Thế vận hội mùa đông PyeongChang.
Một doanh nhân Trung Quốc tại Palau cho hay từ khóa "Palau" bị chặn trên công cụ tìm kiếm của mạng Internet Trung Quốc. Tác động của lệnh cấm với Palau rất rõ ràng. Lượng khách du lịch Trung Quốc giảm mạnh tới nỗi một hàng hàng không đã dừng các chuyến bay thuê cho đoàn từ Trung Quốc tới Palau hồi cuối tháng 8 vì "chính phủ Trung Quốc coi Palau là điểm tới du lịch bất hợp pháp, nguyên nhân có thể do tình trạng ngoại giao".
Các nhà điều hành tour du lịch ở Palau và quan chức chính phủ nước này cho biết lệnh cấm khiến tỷ lệ lấp đầy khách sạn giảm hẳn, các ngành kinh doanh ở Palau bị tổn thương.
Trước lệnh cấm, lượng du khách Trung Quốc tới Palau đã tăng vọt từ 634 người năm 2008 - chiếm chưa đầy 1% tổng số khách du lịch tới Palau, lên hơn 91.000 người năm 2015 - chiếm 54% tổng lượng khách du lịch.
Tại Elilai - nhà hàng được quảng cáo là "tiệm ăn ngon nhất Palau" trên các biển hiệu treo khắp đảo, phóng viên Guardian là người duy nhất trong cửa tiệm có sức chứa 50 người.
Cô phục vụ Donita Rose Cagaoan-Tipay tỏ ra áy náy vì sự vắng vẻ này. Cô giải thích nhà hàng vắng khách do ảnh hưởng từ "lệnh cấm của Trung Quốc" và cũng chỉ biết đến thế.
"Tôi từng hỏi một người bạn lý do, anh ấy bảo đang có cuộc chiến giữa chính phủ Palau và Trung Quốc", Donita nói.
Nhà hàng ế ẩm khác hẳn cảnh tượng năm 2014 và 2015, khi các chuyến bay từ Trung Quốc hạ cánh mỗi ngày chở theo hàng trăm khách du lịch làm huyên náo cả hòn đảo.
"Họ (khách du lịch) chạy quanh thị trấn xem đất, mang tiền mặt trong vali và mua mọi thứ trong tầm mắt", Leilani Reklai, chủ tịch hiệp hội du lịch Palau cho biết.
Reklai từng sở hữu hai chiếc thuyền chở khách đoàn đến đảo Rock - điểm du lịch hấp dẫn nhất Palau. Khi đó, nhân viên của ông phải làm việc 7 ngày một tuần để căng sức phục vụ khách, mà chỉ riêng khách Trung Quốc đã chiếm tới 4 ngày một tuần trong mùa cao điểm.
"Một số người cảnh báo 'Đây là chiến lược của người Trung Quốc. Họ rót riền vào đây, làm cho chúng tôi như nghiện côca rồi sau đó tắt vòi bơm'. Nhưng tất nhiên là tiền mê hoặc hơn nên chẳng ai thèm nghe", ông nói.
Số lượng khách du lịch Trung Quốc tới Palau qua các năm. Đồ họa: Guardian.
Francis Toribiong, 70 tuổi, làm qua đủ việc trong ngành kinh doanh du lịch. Ông nhận định "mọi người dân Palau" đang bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Trung Quốc. Toribiong đã buộc phải bán một nhà nghỉ 25 giường nhưng đó chỉ là tổn thất nhẹ so với nhiều người.
"Có rất nhiều thanh niên tới ngân hàng vay hàng trăm nghìn đôla mua tàu thuyền. Giờ đây, nhu cầu thuê giảm nhiều tới nỗi nếu may mắn, họ chỉ đủ sức kiếm tiền mua nhiên liệu và trả lãi ngân hàng", ông nói.
Dù bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng hầu hết người dân Palau đều đồng ý với nhận định rằng du lịch bùng nổ không phải điều bền vững. Khi ngành du lịch phát triển tới đỉnh năm 2015, Palau đã đón tiếp 169.000 du khách. Hệ thống điện, nước và thu gom chất thải của hòn đảo bị quá tải. Lạm phát gia tăng, giá thực phẩm và thuê nhà tăng vọt.
"Giá cua tăng, giá cá tăng, giá nhà tăng, người dân phải tìm nơi khác sinh sống. Một số căn hộ trước tiền thuê chỉ 500 USD, nay tăng lên 1.200 USD. Thiếu phòng cho du lịch khiến người ta chuyển đổi nhà sang phòng khách sạn", Ngiraibelas Tmetuchl, chủ tịch Cơ quan Du lịch Palau cho biết.
Kevin Mesebeluu, người đứng đầu cơ quan du lịch Palau lại có cái nhìn lạc quan về lệnh cấm của Trung Quốc. Ông nhận định đây là cơ hội để đảo quốc này nhìn nhận lại cách tiếp cận du lịch.
"Tổng thống giờ rất rõ về hướng đi của đất nước. Đó là kinh doanh du lịch bền vững, giá trị cao, ảnh hưởng thấp", ông nói.
Thực tế, trước khi lệnh cấm của Trung Quốc có hiệu lực, Palau đã bước vào con đường phát triển này. Năm 2015, Tổng thống Palau Tommy Remengesau tuyên bố cắt giảm số chuyến bay chở khách đoàn từ Trung Quốc sang Palau để khắc phục các vấn đề môi trường và xã hội.
Reklani đánh giá quyết định có hiệu lực tức thì này đồng nghĩa với việc giúp Palau thoát khỏi các vấn đề tài chính nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. "Chúng tôi đã ra quyết định đúng lúc. Đất nước có thể trải qua cảnh tồi tệ hơn bây giờ", bà nói.
Sau khi Trung Quốc ban lệnh cấm, Tổng thống Remengesau tái khẳng định cam kết với Đài Loan, dù vẫn coi Trung Quốc là "đối tác quan trọng".
Tuy nhiên, một số quan chức Palau có quan điểm khác về ngoại giao. "Đây là khoảng thời gian chúng tôi tập trung lợi ích và quan điểm hướng về Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa", Chủ tịch Thượng viên Palau Hokkons Baules phát biểu hồi tháng 7, trong lễ khởi công xây dựng một khu nghỉ mát do Trung Quốc rót vốn.
Tàu vắng khách neo đậu trên bến cảng ở Palau. Ảnh: Guardian.
Câu hỏi về quan hệ ngoại giao với Trung Quốc hay Đài Loan sẽ trở thành yếu tố then chốt trong cuộc tranh cử tổng thống Palau kỳ tới vào năm 2020. Tuy nhiên, Wallace Chow - đại diện cơ quan ngoại giao Đài Loan tại Palau cho hay không hề lo lắng về vấn đề này bởi mối quan hệ giữa hai bên rất "vững chãi".
Yếu tố góp phần tạo nên sự bền chặt này phải kể tới nguồn viện trợ 10 triệu USD mỗi năm mà Đài Loan cung cấp cho Palau. Quanh hòn đảo rải rác các dấu hiệu nhắc nhở về mối quan hệ giữa hai bên như biển báo các dự án đường bộ do Đài Loan tài trợ.
"Tôi rất tự tin. Người Palau biết chắc ai là đối tác thực sự và bánh mỳ bên nào nhiều bơ hơn", Chow nói.
Ngồi dưới những cánh quạt đang xoay chậm rãi, Kesolei cho biết khả năng chính phủ thay đổi quan hệ ngoại giao không lớn, bởi "nền văn hóa của chúng tôi rất coi trọng chữ trung với bạn bè".
Người dân Palau cũng thích hình ảnh đất nước nhỏ bé của mình đứng lên đối mặt một siêu cường.
"Một số người bạn trên mạng xã hội của tôi rất thích việc Palau trở thành tâm điểm dưới ánh đèn sân khấu khi đối mặt Trung Quốc. Một quốc gia nhỏ bé chống lại một đất nước đông dân nhất thế giới. Vài người bạn tôi nói: Nếu chúng ta có quyền quyết định, hãy là những người cuối cùng đứng cạnh đảo Đài Loan. Chúng ta sẽ gây ấn tượng bằng hình ảnh ở bên bằng hữu tới giây phút cuối cùng", Kesolei bày tỏ.
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cùng với sự phát triển đi lên của phong trào Đoàn trên cả nước, tuổi trẻ Sông Bé, Bình Dương - Bình Phước cũng không ngừng lớn mạnh, phát huy sức trẻ, tiếp bước truyền thống của dân tộc Việt Nam anh hùng, cùng góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Ban tổ chức trao giải thưởng Cán bộ Đoàn xuất sắc cho các cán bộ Đoàn tại chương trình họp mặt. Ảnh: T.LÊ
Hòa trong không khí sôi nổi của Tháng Thanh niên, tuổi trẻ cả nước tình nguyện vì cộng đồng, chương trình họp mặt kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và liên hoan gặp gỡ cán bộ Đoàn Sông Bé - Bình Dương - Bình Phước qua các thời kỳ đã được long trọng tổ chức tại Khu di tích lịch sử Chiến khu Vĩnh Lợi (TX.Tân Uyên) anh hùng. Chương trình không chỉ mang ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2019), mà còn là dịp để cán bộ Đoàn tỉnh Sông Bé - Bình Dương - Bình Phước qua các thời kỳ cùng nhau sum họp, ôn lại truyền thống của một thời tuổi trẻ đã cống hiến toàn tâm, toàn sức cho sự nghiệp cách mạng nói chung và cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nói riêng. Hơn nữa, trong suốt 22 năm xây dựng và phát triển của 2 địa phương, chương trình đã góp phần phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 2 tỉnh Bình Dương, Bình Phước, giữa Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và Đoàn các cấp của 2 tỉnh.
Đến tham dự chương trình có gần 500 đại biểu là những cán bộ Đoàn qua các thời kỳ. Họ đã từng tham gia công tác Đoàn nhiều năm, từng được rèn luyện thử thách trong môi trường hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Trong thời chiến cũng như thời bình, bằng sự nỗ lực, phấn đấu, học hỏi không ngừng, bằng việc thường xuyên rèn luyện tu dưỡng đạo đức, năng lực thực tiễn, rất nhiều cán bộ Đoàn đã trưởng thành, được Đảng và Nhà nước phân công bố trí ở nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy của Đảng, chính quyền, các ngành và đoàn thể ở Trung ương và địa phương. Trong đó, nhiều đồng chí đã học tập, rèn luyện phấn đấu trở thành những nhà khoa học, nhà quản lý có uy tín, tài năng. Mặc dù hiện nay nhiều đồng chí không còn công tác trong hệ thống tổ chức Đoàn, chuyển vị trí công tác hay đã về hưu nhưng vẫn giữ gìn phẩm chất cao quý và luôn tự hào “Tôi là người cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”. Các đồng chí đã dành nhiều tâm huyết, tình cảm, trách nhiệm, chăm lo xây dựng đội ngũ các thế hệ cán bộ Đoàn kế tiếp.
Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Minh Triết, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, đã dặn dò: “Bình Dương - Bình Phước đã ngày càng phát triển cùng đất nước. Tuy nhiên, nhìn ra khu vực và nhìn ra thế giới vẫn còn chậm bước. Vì thế, sứ mệnh lịch sử ngày nay đặt lên vai thế hệ trẻ trọng trách nặng nề nhưng vô cùng vinh quang, đó là xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ kính yêu hằng mong ước, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Xuân, Bí thư Tỉnh đoàn Bình Dương, cho biết: “Chương trình họp mặt kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và liên hoan gặp gỡ cán bộ Đoàn Sông Bé - Bình Dương - Bình Phước qua các thời kỳ là dịp để tuổi trẻ 2 địa phương ôn lại truyền thống hào hùng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, khắc ghi vai trò và sứ mệnh lịch sử của thanh niên Việt Nam; tưởng nhớ về những tấm gương cộng sản trẻ tuổi đầu tiên, những phong trào thời kỳ tiền khởi nghĩa, những lớp thanh niên anh hùng trong hai cuộc kháng chiến, những hoạt động xung kích vì cộng đồng đã góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mỗi người trẻ cần phải phấn đấu rèn luyện hết sức mình, bên cạnh việc chủ động trang bị hành trang tri thức, kỹ năng hội nhập cần thiết; phải luôn trui rèn ý chí, nghị lực vượt khó, chủ động xông pha vào thực tiễn xã hội với tinh thần “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”.
Dịp này, Ban tổ chức cũng đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại đền tưởng niệm Chiến khu Vĩnh Lợi; chương trình sân khấu hóa “Tự hào 88 năm truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”; trình chiếu phóng sự “Tiếp nối truyền thống - Vững bước tương lai”. Cũng trong khuôn khổ chương trình, các cán bộ Đoàn qua các thời kỳ đã có những phát biểu, chia sẻ về công tác Đoàn. Bên cạnh đó là chương trình tri ân các Bí thư Trung ương Đoàn, Thường trực Tỉnh đoàn Sông Bé - Bình Dương - Bình Phước qua các thời kỳ; trao tặng 13 kỷ niệm chương vì thế hệ trẻ; trao giải thưởng cán bộ Đoàn xuất sắc tỉnh Bình Dương năm 2019; trao giải thưởng Tài năng trẻ Bình Dương năm 2019 cho 4 gương tài năng trẻ; trao tặng 20 suất học bổng (trị giá 2 triệu đồng/suất) cho con em cán bộ Đoàn có thành tích học tập xuất sắc năm học 2018-2019; chương trình mừng sinh nhật Đoàn và giao lưu họp mặt…