Lịch Sử Hoàng Thành Thăng Long Thời Hậu Lê

Lịch Sử Hoàng Thành Thăng Long Thời Hậu Lê

Cùng những phát hiện quan trọng về các dấu tích kiến trúc, một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng dùng hàng ngày trong Hoàng cung qua nhiều thời kỳ cũng được tìm thấy.

Cùng những phát hiện quan trọng về các dấu tích kiến trúc, một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng dùng hàng ngày trong Hoàng cung qua nhiều thời kỳ cũng được tìm thấy.

Địa điểm tham quan hoàng thành Thăng Long

Địa điểm tham quan Hoàng thành Thăng Long nằm tại địa chỉ 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Với tổng diện tích hơn 18.000 ha, khu vực của Hoàng thành Thăng Long được giới hạn bởi các tuyến đường sau: phía Đông đường Nguyễn Tri Phương, phía Tây đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập, khuôn viên Hội trường Ba Đình, phía Bắc đường Hoàng Văn Thụ, đường Phan Đình Phùng, phía Tây Nam đường Điện Biên Phủ

Giới thiệu Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là một quần thể di tích liên quan chặt chẽ đến lịch sử của kinh thành Thăng Long – Hà Nội. Công trình này được xây dựng từ thế kỷ VII và phát triển trong thời kỳ của các triều đại Đinh – Tiền Lê. Trong thời kỳ nhà Lý, vào năm 1010, kinh thành được dời từ Đại La sang Thăng Long. Trải qua nhiều thăng trầm của các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn…, Hoàng thành Thăng Long đã trở thành biểu tượng của sự đấu tranh bảo vệ tổ quốc và là minh chứng cho sự liên tục trong văn hóa qua các thời kỳ.

Vào ngày 31/7/2010, tại Brazil, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức công nhận khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa Thế giới, điều này làm tỏa sáng niềm tự hào của không chỉ Hà Nội mà cả đất nước Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo và ý nghĩa lịch sử đặc biệt, ngày nay Hoàng thành Thăng Long đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nội. Du khách khi đến đây có cơ hội chiêm ngưỡng những di tích lịch sử được bảo tồn, từ đó hiểu rõ hơn về quá khứ văn hóa của dân tộc.

Tham quan di tích Hoàng thành Thăng Long

Cột cờ Hà Nội, hay còn được biết đến với tên gọi Kỳ đài Hà Nội, được xây dựng vào thế kỷ 19 trên mảnh đất của thành Tam Môn thời Lê trong Hoàng thành Thăng Long. Nó được xem là một trong những điểm đầu tiên mà du khách thăm trong các chuyến tham quan khám phá khu di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long. Cột cờ cao 60m, được chia thành ba cấp tháp dần lên, mỗi cấp đều được trang trí với tường hoa và hoa văn đẹp mắt. Với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước cơn gió, cột cờ Hà Nội trở thành biểu tượng cho lịch sử của Thủ đô đã tồn tại hàng nghìn năm văn hiến, đồng thời là biểu tượng tự hào của toàn dân Việt Nam.

Cửa Bắc là một trong năm cổng thành được xây dựng trong thời kỳ nhà Nguyễn. Dấu vết của thời gian hiện vẫn còn rõ nét trên bề mặt của cổng, với hai vết đạn lớn được thực dân Pháp bắn vào. Ngày nay, trên cửa Bắc là nơi tượng niệm hai vị thống đốc Hà Nội lừng danh là Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương. Nếu bạn tham quan khu di tích Hoàng thành Thăng Long, thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua địa danh này.

Đoan Môn là cánh cổng chính dẫn vào khu vực Tử Cấm Thành, nơi vẫn duy trì được hiện trạng gần như hoàn chỉnh từ thời xưa. Cổng được xây dựng bằng đá, có cấu trúc hình chữ U với 5 vòm cổng. Trong đó, hai cửa ở hai bên dành cho hoàng tộc và triều thần, còn lối đi chính giữa là dành riêng cho vua. Phía trên cổng là vọng lâu, nơi lính canh được bố trí để giữ cổng. Hiện nay, Đoan Môn trở thành điểm check-in lý tưởng của nhiều du khách khi đến tham quan Hoàng thành Thăng Long.

Xây dựng vào năm 1967, khu vực nhà D67 bên trong Hoàng thành Thăng Long được coi là một công trình trẻ hơn nhiều so với các di tích khác trong khu vực này. Đây là nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đại tướng Văn Tiến Dũng. Khi tham quan nhà D67, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn các vật dụng quen thuộc như bản đồ, bàn ghế, điện thoại… từ đó làm sống lại những ký ức về thời kỳ đấu tranh anh dũng của dân tộc.

Trong tiến trình lịch sử trải dài hơn một thiên niên kỷ, di sản Hoàng thành Thăng Long có một giá trị đặc biệt mà những di sản khác ở Việt Nam không có, đó là giá trị văn hóa, lịch sử của cả một dân tộc. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di tích quốc gia đặc biệt, đồng thời là Di sản văn hóa thế giới với những giá trị lịch sử, văn hóa nổi bật.

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều nhà Lý. Tháng 7 năm Thuận Thiên nguyên niên (1010), Lý Thái Tổ khởi sự dời đô ra thành Đại La. Đoàn dời đô của nhà vua vừa đến đất Đại La, vua trông thấy có hình ảnh rồng vàng bay lên trời, bèn quyết định đặt tên cho vùng đất này là Thăng Long. Tên Hoàng thành Thăng Long xuất hiện như thế. Bắt đầu từ đây, Hoàng thành Thăng Long chính thức trở thành kinh đô của một nhà nước độc lập, thống nhất.

Cũng vì thế mà năm 1010 trở thành mốc thời gian để người Thăng Long - Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung dùng để tính tuổi cho Thủ đô thân yêu của mình. Dời đô ra Thăng Long, với đầy đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, chỉ trong thời gian ngắn, từ mùa Thu năm 1010 cho đến đầu năm 1011, một số công trình cung điện cơ bản nhất của Hoàng thành Thăng Long đã được xây dựng xong.

Thời kỳ này, nơi đây được thiết kế xây dựng theo mô hình “tam trùng thành quách” gồm: Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần, mỹ nữ. Tiếp đến là Hoàng thành, là nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều. Toàn bộ triều đình, cơ quan đầu não của nhà nước phong kiến đều tập trung làm việc ở nơi này. La Thành là vòng ngoài cùng, là nơi ở của các tầng lớp nhân dân và quan lại, đây còn được gọi là khu Kinh thành.

Trải qua hơn 1.000 năm, kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay đã chứng kiến biết bao đổi thay bởi các triều đại phong kiến. Các cuộc chiến tranh cũng đã phá huỷ, chôn vùi nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, nhưng dấu tích khu Hoàng thành Thăng Long vẫn còn đó. Ở khu trung tâm vẫn hiển hiện bóng dáng của toà thành cổ hình vuông được xây dựng từ thời nhà Nguyễn vào năm 1835. Các tên gọi cổng thành xưa vẫn được dùng đặt tên cho các con phố xung quanh thành cổ như: Cửa Bắc, cửa Nam, cửa Đông…

Dẫu không còn những cung điện song vẫn còn đó một số công trình di tích dọc theo trục trung tâm của khu Hoàng thành cũ như: Cửa Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu. Tại di tích Điện Kính Thiên ở trung tâm Hoàng thành vẫn còn đôi rồng đá nguyên khối có từ thời Nhà Lê (thế kỷ 15). Cổng thành cửa Bắc cùng những đoạn tường thành Hà Nội còn khá nguyên vẹn.

Năm 2010, đúng dịp Hà Nội kỷ niệm Đại Lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, các nhà khoa học đã phát hiện thêm dưới lòng đất nhiều công trình kiến trúc, di tích, di vật khảo cổ vô cùng quý giá về Hoàng thành Thăng Long. Đây là những bằng chứng khoa học khẳng định nơi đây liên tục là trung tâm kinh đô của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.

Giáo sư sử học Lê Văn Lan từng chia sẻ: “Các di tích phát hiện như một cuốn sách được mở ra, có lớp lang, trật tự. Dưới 4 mét là tầng văn hóa khảo cổ của thành Đại La, thời kỳ tiền Thăng Long. Ở độ sâu 3 mét là tầng văn hóa thời Lý thế kỷ 11 - 12, còn lên đến 2 mét là lớp văn hóa thời Trần (thế kỷ 13). Những di tích được phát lộ tại khu vực Hoàng thành Thăng Long vào đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long như thể cho ta một cuốn sách trong lòng đất, vô giá, có lớp lang đầy đủ, đủ nhận diện nơi này là chốn kinh đô, trung tâm đất nước suốt cả nghìn năm lịch sử”.

Ngày 12/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng di tích Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt. Tiếp đó, 31/7/2010, tại Brasilia, thủ đô Brazil, kỳ họp lần thứ 34 Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO đã biểu quyết thông qua Nghị quyết công nhận Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí: Chiều dài lịch sử văn hóa; tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực; các tầng di tích, di vật đa dạng, phong phú.

Di sản văn hóa đậm nét người Việt

Có thể nói, tổng thể di sản Kinh đô Thăng Long có giá trị vô cùng to lớn. Mang trong mình những giá trị về lịch sử, văn hóa trong suốt chiều dài 1010 năm, nơi đây tự bao giờ đã trở thành hiện thân của “đất và hồn thiêng Thăng Long”.

Hoàng thành Thăng Long không chỉ là niềm tự hào của người dân Thủ đô mà còn là niềm tự hào của tất cả những người con đang mang trong mình dòng máu Lạc Hồng. Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá: “Tầng tầng lớp lớp di tích, di vật hiện lên như một bộ sử nghìn năm văn hiến của Thăng Long - Hà Nội phản chiếu trình độ văn hóa lớn nhất và lâu dài nhất của đất nước”.

Đến tham quan Hoàng thành Thăng Long, được hòa mình vào không gian văn hóa - lịch sử nơi đây, bạn Ngô Thế Dương (sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội) chia sẻ: “Em rất thích không khí khi bước vào Hoàng thành Thăng Long, mặc dù thời tiết ngoài trời khá nóng nhưng có nhiều cây to nên vô cùng mát mẻ và dễ chịu.

Điều làm em cảm thấy ấn tượng nhất khi đến Hoàng thành Thăng Long đó chính là có rất nhiều di vật làm bằng đá, đất nung tinh xảo từ nhiều thời kỳ, rất đẹp và còn khá nguyên vẹn. Là một người yêu thích lịch sử nước nhà, vì vậy khi đến Hoàng thành, được ngắm nhìn những dấu tích văn hóa cổ xưa sót lại được trưng bày đó khiến em cảm thấy vô cùng xúc động và thêm tự hào về văn hóa của dân tộc mình”.

Bạn Lê Mỹ Anh (sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội) cũng bày tỏ: “Đây là lần đầu tiên em tới Hoàng thành Thăng Long. Nơi đây rất rộng, không khí thoáng đãng mang cho em cảm giác yên bình vô cùng. Em không chỉ được tham quan, tìm hiểu về các di tích, cổ vật trưng bày thể hiện văn hóa đặc trưng của từng giai đoạn thời kỳ của nước ta bên trong khu di tích thành cổ Hà Nội mà còn được tham quan khu di tích khảo cổ. Em quan sát được thấy có khá nhiều các di vật cổ, dấu tích kiến trúc cổ truyền của Việt Nam được khai quật dưới lòng đất mang cho em cảm giác thích thú, bồi hồi khó tả”.

Kể từ khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, công tác tôn tạo, bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long luôn được chú trọng với phương châm ưu tiên mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững.

Thời Đường, trị sở chính của An Nam đô hộ phủ là Tống Bình. Vùng đất này là trung tâm chính trị-hành chính. Đến năm 866, Tống Bình được đổi tên thành Đại La.

Năm 1010, vua Lý Công Uẩn cho dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La. Tới đất Đại La, vua trông thấy có hình ảnh rồng vàng bay lên trời, bèn quyết định đặt tên cho vùng đất này là Thăng Long. Thăng Long chính thức trở thành kinh đô của một nhà nước độc lập, thống nhất. Kinh thành Thăng Long được vua cho xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách. Vòng thành trong cùng bao bọc nơi ở của vua, gọi là Cấm thành. Vòng thành giữa bao bọc nơi nhà vua và triều đình làm việc, bao trọn cả Cấm thành, là Hoàng thành, hay còn gọi là Long thành. Vòng thành ngoài cùng bao bọc toàn bộ kinh đô Thăng Long, là khu vực thành thị chúng dân, gọi là Đại La thành. Từ thời nhà Lý (thế kỷ XI-XII), Thăng Long đã không chỉ trở thành trung tâm chính trị-hành chính-quân sự mà còn là trung tâm kinh tế-văn hóa lớn của cả nước, với lối quy hoạch phố phường kiểu bàn cờ mang tính khoa học cao.

Hình ảnh mặt bằng tổng thể của hệ thống cung điện thời Lý qua dấu vết khảo cổ.

Hình ảnh mặt bằng tổng thể của hệ thống cung điện thời Lý qua dấu vết khảo cổ.

Vào thời Trần (thế kỷ XIII-XIV): Khi quyền lực về tay nhà Trần, vua Trần đã cho chỉnh đốn, sửa sang lại Hoàng thành Thăng Long. Hai vòng Cấm thành và Hoàng thành đều được nhà Trần tu sửa trên cơ sở thành cũ nhà Lý. Năm 1243, Trần Thái Tông cho đắp lại vòng thành trong cùng và gọi thành này là Phượng thành, hay Long Phượng thành, chính là Long thành thời Lý. Các vua thời Trần cũng cho xây dựng thêm rất nhiều công trình mới. Các cung điện dưới thời Trần được xây dựng với quy mô hoành tráng, có trình độ kỹ thuật cao. Thậm chí, trên các gác 2 (có thể) xây dựng hành lang rộng, nối từ công trình kiến trúc này tới công trình kiến trúc khác.

Các hiện vật tiêu biểu thời Trần tìm thấy trong đợt khai quật năm 2020.

Các hiện vật tiêu biểu thời Trần tìm thấy trong đợt khai quật năm 2020.

Năm 1368, vua Trần Dụ Tông cho xây dựng hành lang dài nối từ gác Nguyên Huyền tới cửa Đại Triều ở phía Tây. Với hành lang này, bá quan văn võ khi tiến triều yết kiến nhà vua đều có thể tránh nắng mưa. Dưới thời Trần, cùng với 3 lần bị giặc Nguyên Mông tràn vào đốt phá, lại gặp nhiều hỏa hoạn, lũ lụt nên khiến Thăng Long thời Trần nhiều lần bị tàn phá. Đây là thời kỳ triều đình phải tiêu tốn nguồn lực không nhỏ cho việc duy tu, tôn tạo và kiến thiết Hoàng thành.

Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô (Thanh Hóa), đổi tên Thăng Long thành Đông Đô. Năm 1400, Hồ Quý Ly lên làm vua, lập ra nhà Hồ, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, đóng đô ở Thanh Hóa. Năm 1407, cha con Hồ Quý Ly rơi vào tay giặc Minh, nước ta lại bị giặc Bắc đô hộ, thành Đông Đô bị nhà Minh đổi thành Đông Quan, hàm ý rằng nước ta chỉ là một phần trong lãnh thổ của chúng.

Vào thời nhà Lê (thế kỷ XV): Sau khi dẹp tan quân Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, mở ra triều đại nhà Lê. Lê Thái Tổ quyết định vẫn đóng đô tại thành Thăng Long cũ, nhưng đổi tên Đông Quan thành Đông Kinh, hàm ý đó là kinh đô của một nhà nước độc lập, chứ không phải là phủ quan như ý muốn của nhà Minh. Hoàng thành thời nhà Lê được mở rộng gấp đôi so với Hoàng thành thời nhà Lý và thời nhà Trần.

Các hiện vật tiêu biểu thời Lê Sơ tìm thấy trong đợt khai quật năm 2020

Các hiện vật tiêu biểu thời Lê Sơ tìm thấy trong đợt khai quật năm 2020

Năm 1428, Lê Thái Tổ cho xây dựng lại một loạt cung điện làm nơi thiết triều, nơi nhà vua làm việc và nơi ở của vua. Nổi bật trong số đó là điện Kính Thiên, Cần Chính, Vạn Thọ. Sau đó, Lê Thái Tổ lại cho dựng nhiều cung điện lớn khác, như Hội Anh, Cẩn Đức, Tường Quang, Giảng Võ, Thúy Ngọc, Thừa Hoa, Kim Loan, Bảo Quang, Thừa Thiên...

Lê Hiến Tông, ông vua thứ 5 của triều đại Lê Sơ, trị vì từ năm 1497 đến năm 1504 đã cho xây dựng thêm nhiều cung điện tráng lệ: Thượng Dương, Giám Trị, Đồ Trị, Trường Sinh, hay điện Lưu Bôi với hệ thống dẫn nước từ xa về. Hoàng thành về cuối đời Lê càng được xây dựng bề thế, hoành tráng. Lê Tương Dực, vị vua thứ 8 của triều đại Lê Sơ yêu cầu Vũ Như Tô thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng tòa đại điện hơn trăm nóc, có Cửu Trùng đài sừng sững, đồ sộ. Phía trước tòa đại điện này là hồ nhân tạo rộng, thông với sông Tô Lịch. Thời kỳ này, Hoàng thành rơi vào giai đoạn bạo loạn triền miên, cung điện được xây dựng nhiều nhưng cũng bị đốt phá nhiều.

Vào thời Mạc (thế kỷ XVI): Nhà Mạc cho sửa sang thành trì, sai đắp thêm 3 lần lũy đất ngoài thành Đại La. Lũy đất này bắt đầu từ phường Nhật Chiêu (Nhật Tân), vòng qua Hồ Tây, tới khu Cầu Dừa, Cầu Dền (ô Chợ Dừa và ô Cầu Dền), kéo dài đến tận Thanh Trì. Lũy đất mới đắp rộng 25 trượng và cao hơn thành Thăng Long vài trượng. Ngoài lũy đất, nhà Mạc cho trồng tre làm lá chắn, lại đào tiếp 3 lần hào với những lũy tre nối tiếp nhau ken kín bờ. Như vậy, vòng thành đất này bao trọn cả khu vực Hồ Tây và là vòng thành lớn nhất trong lịch sử xây đắp thành lũy ở Kinh thành Thăng Long. Tuy nhiên, khi chiếm được Thăng Long, Trịnh Tùng đã san phẳng mọi thành lũy, đốt phá mọi cung điện có liên quan đến nhà Mạc. Năm 1592 là thời điểm Kinh thành Thăng Long bị hủy hoại tan hoang nhất.

Vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII): Năm 1749, khi Kinh thành bị uy hiếp bởi nhiều cuộc khởi nghĩa do nông dân nổi dậy, chúa Trịnh Doanh sai đắp lại thành mới theo dấu tích thành Đại La cũ, đặt tên là thành Đại Đô. Thành Đại Đô mở 8 cửa, mỗi cửa đặt hai ô tả và hữu, phân phối binh lính canh giữ để phòng bị lúc yên ổn cũng như lúc nguy cấp. Như vậy, hơn 150 năm sau ngày bị phá hủy, Kinh thành Thăng Long lại trở về với kiến trúc ban đầu theo kiểu tam trùng thành quách.

Vào thời Tây Sơn (thế kỷ XVIII), sau khi lên ngôi, vua Quang Trung về đóng đô ở Huế. Thăng Long trở thành thủ phủ của trấn Bắc Thành. Hoàng thành Thăng Long bị đổ nát gần hết. Nhà Tây Sơn đã cho tu sửa, đắp lại những đoạn bị sụt đổ và làm thêm một số công trình mới.